Theo BGR, trí tuệ nhân tạo (AI) đang có một bước tiến lớn vào thế giới thiên văn học. Gần đây, có tin tức đã tiết lộ về một siêu tân tinh mới được phát hiện bởi AI.
Các nhà thiên văn học tại Đại học Northwestern (Mỹ) đã khởi xướng sự hợp tác và phát triển hệ thống phát hiện siêu tân tinh hoàn toàn tự động, được hỗ trợ bởi AI đầu tiên trên thế giới. Toàn bộ quá trình này có thể giúp hợp lý hóa các nghiên cứu trong tương lai về những vụ phát nổ cuối đời của các ngôi sao.
Trước khi tạo ra công cụ AI này, các nhà khoa học thường dựa vào các hệ thống tự động và cần có sự xác minh lại của con người. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của AI, cuối cùng họ cũng có thể để máy móc thực hiện hoàn toàn các công việc phức tạp, không chỉ phát hiện siêu tân tinh mà còn có khả năng tìm hiểu xem liệu đó có thực sự là siêu tân tinh hay không.
Hình ảnh siêu tân tinh mới được phát hiện bởi hệ thống AI BTSbot.
Hệ thống phát hiện siêu tân tinh được hỗ trợ bởi AI được gọi là Bright Transient Survey Bot hay BTSbot. Nếu nó thực sự thành công trong tương lai, BTSbot có thể loại bỏ hoàn toàn sức người trong việc nghiên cứu, cho phép các nhà thiên văn học dành thời gian cho những công việc quan trọng hơn.
Để đào tạo được khả năng của BTSbot, các nhà nghiên cứu đã cung cấp cho nó hơn 1,4 triệu hình ảnh từ 16.000 nguồn thiên văn khác nhau. Điều này cho phép thuật toán học máy hỗ trợ hệ thống học được cách khám phá ra các siêu tân tinh và phát hiện chúng trên khắp vũ trụ. Với dữ liệu phong phú, hệ thống đã xác định được một siêu tân tinh sau khi được đưa vào hoạt động và sau một thời gian.
Siêu tân tinh này được cho là đến từ một ngôi sao lùn trắng đã phát nổ hoàn toàn. AI đã phát hiện ra siêu tân tinh và tự động chia sẻ những phát hiện của nó với cộng đồng thiên văn học. Cho đến nay, đây là một thành công lớn và nó có thể giúp xác định thêm các siêu tân tinh trong tương lai.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn