Xem đồ nội thất trước khi mua
IKEA Place - ứng dụng AR để xem trước đồ nội thất trong nhà.
IKEA Place - một ứng dụng trên smartphone đi kèm công nghệ AR, đã thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ khi mang đến những giá trị "cách mạng" cho ngành công nghiệp mua sắm.
Đây là phần mềm sử dụng công nghệ được nghiên cứu bởi Apple, cho phép người dùng 'xem trước' các món đồ nội thất và bố trí chúng một cách hoàn hảo trong căn phòng. Điều này giúp người mua có được cái nhìn toàn cảnh về món đồ mình lựa chọn, và loại đi nỗi lo lắng "liệu chúng có hợp với căn phòng".
Giải trí, chơi trò chơi
Nằm trên hết trong số các ứng dụng của AR, thì giải trí vẫn là ưu tiên số một, khi mà có đến hàng tá nhà phát hành cho biết sẵn sàng áp dụng công nghệ này để tạo ra các trò chơi mang tính 'đột phá'.
Tại Nhật Bản, người ta đã sẵn sàng tung ra các trò chơi sử dụng môi trường VR/AR để làm 'thỏa mãn' giới trẻ, điển hình như trò Mario Kart dưới đây.
Ứng dụng AR để chơi trò chơi
Thử quần áo, đồ thời trang
Ngay từ khi công nghệ AR được hé lộ, người ta đã nghĩ ngay đến ứng dụng của nó trong thời trang, may mặc. Nhiều cửa hàng quần áo tại Mỹ, điển hình như Uniqlo vào năm 2012, đã giới thiệu một màn hình hiển thị cho phép người mua hàng xem trước' các món đồ khi chúng được mặc trên cơ thể.
Ứng dụng AR để thử quần áo
Các nhà phát triển của công ty Dai Nippon Printing tại Anh thì thậm chí tạo ra hẳn một 'căn phòng thay đồ ảo', ứng dụng công nghệ cảm ứng, tái hiện hình ảnh, và thay đổi màu sắc của Kinect để giúp người mua hàng có được sự lựa chọn ưng ý.
Hãng Converse cũng nhanh chóng đưa ra ứng dụng của riêng mình, cho phép các khách hàng lựa chọn mẫu giày phù hợp dựa trên công nghệ tăng cường thực tế ảo.
Hãng Converse ứng dụng AR để khách hàng thử giày trước khi mua
Ứng dụng trong quân đội
Heads-Up Display (HUD) là một minh chứng điển hình cho việc AR có thể được ứng dụng một cách hoàn hảo trong quân đội, quốc phòng. Công nghệ này cho phép hiển thị lên cửa kính của máy bay hoặc các phương tiện quân sự các thông số quan trọng như độ cao, vận tốc, áp suất,... giúp người lái hạn chế việc nhìn xuống bảng điều khiển để theo dõi chúng.
Ứng dụng trong y tế
Bên cạnh các lĩnh vực giải trí, quân sự, thì công nghệ tăng cường thực tế ảo cũng có thể được ứng dụng trong phẫu thuật qua việc hiển thị các thông số cần thiết của bệnh nhân đối với bác sĩ như nhịp tim, huyết áp, trạng thái hiện tại,...
Ngoài ra đối với những ca phẫu thuật khó, bác sĩ có thể ứng dụng AR để thực hiện mô phỏng các bộ phận bên trong cơ thể bệnh nhân, qua đó có được quyết định và đánh giá phù hợp cho từng điều kiện khác nhau.
Tác giả: Nguyễn Nguyễn
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn