Trong 1 bài viết đăng tải trên tạp chí Scientific Reports hôm thứ Năm vừa qua (24/1), các tác giả cho biết công nghệ này đã cho phép họ tái tạo âm thanh đơn, nghe như giữa từ "bed" (cái giường) và "bad" (tồi tệ).
Giọng điệu kỳ lạ này dường như chưa phản ánh được chính xác ngữ điệu phát biểu của thầy tu Ai Cập Nesyamun bởi lưỡi của xác ướp đã mất phần lớn sau hơn 3 thiên niên kỷ.
“Chúng tôi đã cố gắng tái tạo âm thanh trung thực nhất với tình trạng hiện tại nhưng chúng tôi biết là không thể chính xác với tình trạng lưỡi của thầy tu như hiện nay”, David M. Howard, trường Holloway Hoàng gia (London, Anh), đồng tác giả dự án, cho biết.
Với phần lưỡi còn lại không đủ để phát ra từ hay câu, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng họ đã phải tính đến khả năng âm thanh phát ra khi hình dáng lưỡi bị thay đổi.
“Dự án này vẫn đang tiếp tục và nó sẽ hoàn thiện”, Howard lạc quan cho biết.
Rudolf Hagen, một chuyên gia về tai mũi họng ở ĐH Bệnh viện (Wuerzburg, Đức), chuyên gia tái tạo đường hô hấp, không tham gia vào nghiên cứu, đã bày tỏ sự hoài nghi bởi y học ngày nay vẫn chưa thể mang lại giọng nói “bình thường” cho những người đang sống.
Đồng tác giả nghiên cứu John Schofield, một nhà khảo cổ học của ĐH York, cho biết công nghệ này sẽ giúp làm sáng tỏ thêm lịch sử.
“Khi khách tham quan, tìm hiểu về lịch sử, họ không chỉ được nhìn thấy những cổ vật mà còn được nghe thấy quá khứ. Nó sẽ làm cuộc “hội ngộ” trở nên đa chiều hơn.
“Không có gì cá nhân hóa hơn giọng nói. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng nghe thấy giọng của một ai đó từ rất xa xưa sẽ là một trải nghiệm không bao giờ quên. Nó sẽ khiến những di sản như Karnak, đền thờ Nesyamun trở nên sống động hơn”, John nhấn mạnh.
Nhân Hà
Theo AP
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn