Người phụ nữ 68 tuổi kể rằng khi nhiều người trong dân tộc Hezhen bị đẩy vào các trại lao động trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu, bà vẫn chưa ra đời. Mẹ là người đã truyền lại kiến thức về da cá cho bà.
Có ngữ hệ Tungusic nguồn gốc từ Siberia và sống ven sông Hắc Long Giang, Trung Quốc, người Hezhen gia tăng dân số của mình từ 300 lên 5.000 người sau Thế chiến thứ II. Nhưng điều đó không ngăn được sự mài mòn về văn hóa của dân tộc Hezhen, bao gồm cả truyền thống sản xuất hàng may mặc từ da cá chép, cá chó và cá hồi.
Rất ít người trong thế hệ ngày nay quan tâm đến việc học nghề. Quần áo da cá cũng không còn là trang phục mặc thường xuyên của người Hezhen.
Cảm nhận được sự kết thúc của truyền thống, bà Wenfeng bắt đầu truyền đạt kiến thức may của mình cho một số phụ nữ người Hán địa phương ở Đồng Giang, thị xã yên tĩnh nơi bà đang sống. Các học sinh của bà cũng học "Yimakan", một thể loại kể chuyện chuyển đổi giữa lời nói thành bài hát bằng ngôn ngữ Hezhen.
"Khi những khu rừng ngập nước đến ngọn cây, cá sẽ có ở khắp mọi nơi. Chỉ cần ném giáo của bạn xuống nước là bắt được cá", bà Wenfeng nói.
Nhưng ngày nay, cá được bày bán rộng rãi ở chợ. Và thay vì sử dụng xương hổ, gân hươu thì người ta dùng kim thêu và sợi bông để may vá.
"Một chiếc áo và một chiếc quần cho phụ nữ cần khoảng 50 con cá còn cho một người đàn ông là 56 con", bà Wenfeng tiết lộ về cách dệt đặc biệt.
Người phụ nữ 68 tuổi cho biết mình sẽ lột lấy da, tẩy màu cho da cá rồi làm khô nó. Sau đó, thành phẩm tiếp tục được đưa qua máy ép gỗ thô sơ để làm mềm. Quá trình này mất khoảng 1 tháng và công đoạn may đòi hỏi thêm khoảng 20 ngày.
"Hãy nhìn vào những đường vân đan chéo trên da. Nó bền chắc hơn hầu hết các loại da khác", bà Wenfeng chia sẻ.
Trà Xanh
Theo SCMP
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn