Trợ giúp pháp lý: Góp phần đưa luật đến với người dân

Thứ tư - 16/01/2019 02:13
Với phương châm “hướng về cơ sở”, những năm qua, hoạt động trợ giúp pháp lý được Trung tâm trợ giúp pháp lý, các chi nhánh trợ giúp pháp lý và đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh đã giúp người dân ngay tại cơ sở tiếp cận và thụ hưởng kịp thời dịch vụ pháp lý miễn phí.
Trợ giúp viên pháp lý tham gia bào chữa tại 1 phiên tòa.
Trợ giúp viên pháp lý tham gia bào chữa tại 1 phiên tòa.
Cùng “chồng” đến Trung tâm trợ giúp pháp lý, câu chuyện của em N.T.U khiến cho trợ giúp viên pháp lý không thể cầm lòng. Tuy đang độ tuổi đi học, nhưng U cũng không chú tâm việc học, hoàn cảnh gia đình khó khăn, 2 chị em U sống cùng bà ngoại già yếu. Rồi U có người yêu, 2 người hẹn hò, yêu nhau, U có thai, người yêu của U cũng không chối bỏ trách nhiệm. Biết sự việc cả 2 gia đình đồng ý, nhận con cháu và thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, trong vốn kiến thức hiểu biết ít ỏi của mình, U không thể nghĩ đến việc các cơ quan chức năng khởi tố, xét xử “Chồng” mình về tội “Giao cấu với trẻ em” với mức án nhiều năm tù. Sau khi được trợ giúp viên pháp lý giải thích các quy định của pháp luật, U mới hiểu việc giao cấu với người chưa đủ 16 tuổi là hành vi phạm tội, phải chịu trách nhiệm hình sự. Được trợ giúp viên bào chữa giúp đỡ cung cấp thêm tài liệu mới có giá trị nên Hội đồng xét xử ở phiên tòa phúc thẩm đã xem xét giảm nhẹ hình phạt cho “chồng” của U còn 15 tháng tù.
Trong năm 2018, hoạt động truyền thông về công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn luôn được Trung tâm chú trọng và đa dạng về hình thức thực hiện, do đó nhận thức của người dân về chức năng, phạm vi, lĩnh vực hoạt động và sự cần thiết của công tác trợ giúp pháp lý đã được nâng cao, ngày càng nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đến nay, Bảng thông tin và Hộp tin về trợ giúp pháp lý được đặt tại trụ sở tiếp dân của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thanh tra của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp..., qua đó các bị can, bị cáo, người thân của bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự, đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính và những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý đã biết về quyền được trợ giúp pháp lý.
Năm 2018, có hơn 300 lượt người tìm đến trụ sở Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm thông qua công tác tiếp dân để yêu cầu tư vấn, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến pháp luật, cũng như các thông tin cần thiết để liên hệ đề nghị giúp đỡ. Tiếp nhận và thực hiện 311 vụ việc, tham gia tố tụng 212 vụ việc, tư vấn pháp luật 97 vụ việc. Trung tâm tổ chức các đợt truyền thông tại 66 điểm xã trên địa bàn tỉnh. Tại các buổi truyền thông, Trung tâm đã giới thiệu tới người dân về nội dung cơ bản của pháp luật về trợ giúp pháp lý, địa chỉ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
 
 Bên cạnh đó, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các các cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân tại cơ sở. Các hình thức truyền thông về trợ giúp pháp lý  đã được thực hiện thông qua Bảng thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý: Trung tâm đã cung cấp, lắp đặt 47 bảng thông tin, 42 hộp tin trợ giúp pháp lý cho UBND các xã trên địa bàn địa bàn tỉnh với các nội dung như : Diện người được trợ giúp pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý, thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, địa chỉ, điện thoại liên hệ của Trung tâm, Chi nhánh. Đồng thời, Trung tâm còn chú trọng lắp đặt tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan tiến hành tố tụng, Trại Tạm giam, Nhà Tạm giữ, một số cơ quan, ban, ngành, các tổ chức của người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, … danh sách trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý  để người dân dễ dàng tiếp cận với dich vụ trợ giúp pháp lý.  Hình thức truyền thông này đã mang lại những những hiệu quả thiết thực, tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện ở những vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn. Qua đó, người dân đã nắm rõ hơn về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý còn gặp một số khó khăn, hạn chế: Bà Bà Hoàng Thu Chung, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn cho biết: Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người dân ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, người dân ít có điều kiện được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, nên nhận thức về quyền được trợ giúp pháp lý còn nhiều hạn chế, chưa biết liên hệ với Trung tâm khi có nhu cầu. Tỷ lệ vụ án người thuộc diện được trợ giúp pháp lý cần được tiếp tục nâng cao hơn nữa,
Để mọi người dân, cơ quan, tổ chức biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý  và quyền được hưởng các dịch vụ pháp lý miễn phí của người dân, trong thời gian tới, các tổ chức, cá nhân có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động bằng cách như biên soạn, in ấn mẫu biểu có nội dung tuyên truyền về trợ giúp pháp lý để cấp phát tại các điểm lắp đặt hộp tin trợ giúp pháp lý, cấp phát cho các thôn, bản  trên địa bàn tỉnh, để người dân được nhanh chóng tiếp cận với hệ thống tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, chủ động đưa ra các yêu cầu, vướng mắc pháp luật để được thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí.
 
                                                                                
 

Tác giả: Ngọc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập532
  • Máy chủ tìm kiếm129
  • Khách viếng thăm403
  • Hôm nay161,588
  • Tháng hiện tại2,290,662
  • Tổng lượt truy cập158,407,163
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây