HOICHOTHUONGMAI

Thủ tục Thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy

Thứ sáu - 13/10/2017 02:25
1. TÊN THỦ TỤC Thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy (PCCC)
2. LĨNH VỰC Phòng cháy, chữa cháy
3. CĂN CỨ PHÁP LÝ 1. Luật số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phòng cháy chữa cháy.
2. Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2001.
3. Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
4. Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
5. Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
4. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Tổ chức, cá nhận thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
5. HỒ SƠ CẦN THIẾT - Đối với đồ án quy hoạch xây dựng:
+ Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP).
+ Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp PCCC quy định như sau:
* Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm đến mức tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
* Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
* Phải có nguồn nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
* Bố trí địa điểm xây dựng doanh trại cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng.
- Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ quy định tại các mục 15 và 16 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt).
+ Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu PC06 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình.
+ Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến PCCC như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.
- Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình:
+ Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công.
+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác.
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC
+ Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp PCCC gồm:
* Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
* Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
* Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
* Lối, đường thoát nạn, thiết bị chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.
* Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.
* Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.
- Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Văn bản góp ý thiết kế cơ sở về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC (nếu có).
+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác.
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC.
+ Dự toán xây dựng công trình.
+ Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC gồm:
* Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
* Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
* Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
* Lối, đường thoát nạn, thiết bị chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.
* Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.
* Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về PCCC (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh).
+ Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có).
- Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ phương tiện (Mẫu số PC06 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC.
+ Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện.
+ Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC gồm:
* Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện bảo đảm an toàn PCCC.
* Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
* Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định.
* Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ.
* Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy.
* Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
6. SỐ LƯỢNG HỒ SƠ 01 (một) bộ hồ sơ.
7. THỜI GIAN XỬ LÝ - Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 40 giờ (05 ngày) làm việc;
- Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 40 giờ (05 ngày) làm việc;
- Thiết kế cơ sở: Không quá 80 giờ (10 ngày) làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; không quá 40 giờ (05 ngày) làm việc đối với các dự án còn lại.
- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 120 giờ (15 ngày) làm việc đối với dự án, công trình quan trong quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá 80 giờ (10 ngày) làm việc đối với các dự án, công trình còn lại.
- Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 80 giờ (10 ngày) làm việc.
Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
8. TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật) bằng các hình thức sau:
- Trực tiếp tại: Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bắc Kạn.
- Qua dịch vụ bưu chính công ích: Địa chỉ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Bắc Kạn. Số 595, tổ 8B, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
-  Qua dịch vụ công trực tuyến (mạng internet): Cổng dịch vụ công Bộ Công an https://dichvucong.bocongan.vn/
9. LỆ PHÍ * Mức thu phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được xác định theo công thức sau:
Phí thẩm duyệt = Tổng mức đầu tư dự
án được phê duyệt
x   Tỷ lệ tính phí
Trong đó:
- Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, chi phí sử dụng đất (tính toán trước thuế).
- Tỷ lệ tính phí được quy định tại các Biểu mức thu phí 1, 2 kèm theo Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
* Trường hợp tổng mức đầu tư dự án có giá trị đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị dự án ghi trên Biểu mức thu phí 1, 2 kèm theo Thông tư số 258/2016/TT-BTC thì mức thu phí được tính theo công thức sau:
Nit = Nib – { Nib - Nia
Gia - Gib
x (Git – Gib)}
Trong đó:
- Nit là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %).
- Git là giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (đơn vị tính: tỷ đồng).
- Gia là giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: tỷ đồng).
- Gib là giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: tỷ đồng).
- Nia là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %).
- Nib là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %).
* Mức thu phí thẩm duyệt phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn trên có mức tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
* Mức thu phí thẩm định phê duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng thiết kế, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; xây dựng mới hạng mục công trình được xác định theo giá trị tổng mức đầu tư cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.
10. QUY TRÌNH - Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh bằng các hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bắc Kạn.
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích: Địa chỉ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bắc Kạn. Số 595, tổ 8B, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
+ Qua dịch vụ công trực tuyến (mạng internet): Cổng dịch vụ công Bộ Công an https://dichvucong.bocongan.vn/
Người được cơ quan, tổ chức cử liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
- Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu):
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì lập Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC03) lưu 01 bản và giao trực tiếp cho người nộp hồ sơ 01 bản (đối với trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan Công an) hoặc chuyển qua qua dịch vụ bưu chính công ích (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích) hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ Công trực tuyến).
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ (Mẫu số PC04) lưu 01 bản và và giao trực tiếp cho người nộp hồ sơ 01 bản (đối với trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan Công an) hoặc chuyển qua qua dịch vụ bưu chính công ích (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích) hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ Công trực tuyến).
- Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo thông báo nộp phí của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.
- Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy, cá nhân, tổ chức đến Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh để nhận kết quả hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ công trực tuyến.
11. KẾT QUẢ - Đối với đồ án quy hoạch xây dựng: Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh trả lời bằng văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy, chữa cháy.
- Đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng: Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh trả lời bằng văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng.
- Đối với hồ sơ thiết kế cơ sở: Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh trả lời bằng văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.
- Đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh để lưu trữ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy.
Trường hợp hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đối với cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy: Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh trả lời bằng văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy, đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh để lưu trữ theo quy định trước khi nhận văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy.
- Trường hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh không trả kết quả theo quy định này thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư, chủ phương tiện trong thời hạn quy định.
12. BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC06 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây