Nga đua trực thăng siêu tốc với Mỹ-châu Âu

Thứ ba - 02/05/2017 02:31
Cuộc chạy đua lĩnh vực trực thăng tốc độ siêu cao đang diễn ra rất quyết liệt giữa Nga với Mỹ và châu Âu.

Mỹ-châu Âu đi tiên phong trong chế tạo trực thăng siêu tốc

Cuộc chạy đua trong không trung giữa Nga với Mỹ và một số quốc gia NATO ở châu Âu không chỉ diễn ra giữa các chiến đấu cơ cánh cố định mà còn trong cả lĩnh vực máy bay trực thăng, mà quyết liệt nhất là các dự án trực thăng bay với tốc độ nhanh nhất.

Trong tháng 4, các tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ Boeing và Lockheed Martin Mỹ đã phô trương trước công chúng những dự án hứa hẹn về trực thăng tốc độ cao, trong tương lai sẽ trở thành những trang bị nòng cốt của ngành hàng không quân sự Hoa Kỳ.

Boeing công bố trên trang web chính thức một đoạn video về cuộc thử nghiệm thành công của máy bay cánh quạt do thám S-97 Raider, còn Lockheed Martin không hề giấu diếm về các chi tiết của chương trình FVL-M, trong đó phát triển hai mẫu máy bay lên thẳng tấn công và vận tải.

Nga đua trực thăng siêu tốc với Mỹ-châu Âu
Trực thăng S-97 Raider của Mỹ

Tuy cả hai dự án của Boeing và Lockheed Martin còn xa mới tới mốc hoàn chỉnh, nhưng ngay từ bây giờ đã có thể đánh giá về diện mạo của máy bay trực thăng Mỹ thế kỷ XXI.

Nền tảng mà trên đó toàn bộ chương trình máy bay trực thăng tốc độ cao của Mỹ được xây dựng, là mẫu thử nghiệm Sikorsky X2, có chuyến bay thử trên không lần đầu tiên vào ngày 27/8/2008.

Hai năm sau, mẫu này đã lập kỷ lục thế giới không chính thức về tốc độ trong phân khúc công nghệ máy bay cánh quạt, với vận tốc tột đỉnh lên tới 460 km/giờ và dự kiến sẽ tăng lên 500km/h. Các nhà thiết kế Mỹ đạt được tính năng ưu việt như vậy nhờ sử dụng hàng loạt thủ thuật công nghệ.

Sau đó, Sikorsky hoàn thành mẫu thử đầu tiên trên cơ sở công nghệ của Sikorsky X2 là S-97 Raider vào tháng 9/2013, với phần thân được phát triển bởi công ty Aurora Flight Sciences bao gồm cả các bộ phận buồng lái, cabin và phần đuôi hình nón.

Raider được đánh giá là trực thăng nhanh hơn hầu hết các loại trực thăng thông thường khác trên thế giới, bởi phần cánh quạt cân bằng ở đuôi của nó đã được thay thế bằng một cánh quạt đẩy, kết hợp với thiết kế cánh quạt nâng đồng trục, giúp trực thăng có thể bay với tốc độ nhanh hơn.

Nga đua trực thăng siêu tốc với Mỹ-châu Âu - Ảnh minh hoạ 2
Trực thăng X3 Rotorcraft của châu Âu

Ngoài Mỹ ra, các nhà sản xuất máy bay của châu Âu là Tập đoàn Airbus và Eurocopter cũng đang thử nghiệm mô hình trực thăng siêu nhanh mới Eurocopter X3 có tính năng tốc độ thấp hơn Sikorsky X2 một chút (vận tốc tối đa dự kiến là 470km/h), nhưng lại có hiệu quả chi phí cao.

Theo mô hình mới được Airbus công bố, trực thăng mới được bổ sung hệ thống cánh quạt đẩy ở hai bên cánh, sử dụng 2 động cơ Rolls Royce Turbomeca RTM322. Với tốc độ đạt được, Airbus đang tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc trực thăng tốc độ cao với Nga và cả Mỹ.

Nga không ngồi yên trước bước đi của Mỹ-NATO

Theo quan điểm của các nhà phân tích, trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực giữa các đối thủ có cùng trình độ phát triển kỹ thuật-quân sự, thời gian sống sót của trực thăng trên chiến trường sẽ được tính bằng vài phút, nếu không nói là chỉ trong mấy giây.

Trước bước phát triển như vũ bão của trực thăng siêu tốc Mỹ và châu Âu, các chuyên gia Nga cũng không ngồi yên với hàng loạt dự án máy bay trực thăng tốc độ cao, cả quân sự và dân dụng, bất kể thực tế nguồn kinh phí của một vài chương trình hứa hẹn đã phải thu hẹp lại.

Theo một số nguồn tin, Nga khởi động chương trình phát triển “Trực thăng siêu tốc tương lai” (PSV) từ đầu những năm 2010, với dự kiến tới năm 2020 cho ra mắt dòng trực thăng đa nhiệm mới, có vận tốc nhanh nhất thế giới, với cả phiên bản quân sự và dân dụng.

Ở Nga, các dự án trực thăng tốc độ cao chủ yếu là thiết kế đầy kỳ vọng của các hãng chế tạo trực thăng Mil và Kamov, không hề thua kém gì về đặc điểm so với các mẫu của phương Tây. Mặc dù thực tế hầu hết trong số này còn ở dạng mô hình, nhưng cũng đã có những nguyên mẫu bay.

Theo giới thiệu của Phó giám đốc của công ty trực thăng Nga Rotorcraft là ông Shibitov, máy bay trực thăng chiến đấu mới nhất của Nga sẽ là niềm tự hào của không quân Nga với tốc độ bay là hơn 450 km/h và hứa hẹn tăng lên đến 500km/h.

Nga đua trực thăng siêu tốc với Mỹ-châu Âu - Ảnh minh hoạ 3
Mô hình thiết kế trực thăng Kamov-92 của Nga

Tốc độ bay của máy bay trực thăng mới được thiết kế để vượt qua những máy bay trực thăng hiện tại khoảng 50%. Hiện nay, tốc độ tối đa của máy bay trực thăng nhanh nhất thế giới thường là 300 km/h.

Thông tin cụ thể về chiếc máy bay hiện vẫn được Nga bảo mật, người ta chỉ biết số thông tin ít ỏi là nguyên mẫu để bay thử trong phòng thí nghiệm đã hoàn tất vào tháng 5/2015. Nó đã hoàn thiện các thử nghiệm mặt đất và có thể đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên hồi cuối năm 2016.

Giới chuyên gia đánh giá, trực thăng siêu tốc của Nga sẽ nặng 10,5 - 11,5 tấn; có khả năng chở 21-24 người và đạt tốc độ bay tới gần 500km/h. PSV sẽ có đủ các phiên bản chở khách, tìm kiếm-cứu nạn, tuần tra và tải thương. Tầm hoạt động của nó khi chở theo 2,5 tấn vào khoảng 900km.

Hồi tháng 1/2014, Giám đốc điều hành hãng chế tạo động cơ máy bay chiến đấu cánh cố định và trực thăng Klimov là ông Alexander Vatagin từng tiết lộ, nguyên mẫu động cơ lắp trên PSV được chế tạo trong năm 2015 và quy trình thử nghiệm động cơ mới được thực hiện trên trực thăng Mi-24.

Với những bước tiến vững chắc và nền tảng công nghệ trực thăng rất tốt, giới phân tích cho rằng, thế hệ trực thăng mới siêu tốc của Nga sẽ hoàn tất trong giai đoạn 2020-2022, xứng đáng là đối thủ lớn nhất của Mỹ và các nước NATO ở châu Âu.

Tác giả: Theo Nhật Nam

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập514
  • Máy chủ tìm kiếm81
  • Khách viếng thăm433
  • Hôm nay115,634
  • Tháng hiện tại3,644,973
  • Tổng lượt truy cập155,680,577
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây