HOICHOTHUONGMAI

Na Rì thực hiện nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

Thứ năm - 18/07/2019 03:11
Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, huyện Na Rì đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt thực hiện hiệu, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, huyện Na Rì đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt thực hiện hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về triển khai thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Na Rì tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện. Thường trực Huyện ủy, UBND huyện cũng quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cùng phối hợp thực hiện.

Na Rì thực hiện nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Na Rì thực hiện giao dịch tại xã Dương Sơn.

Những năm qua cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như: Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội để trực tiếp chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở; bố trí địa điểm, thời gian để Ngân hàng tổ chức giao dịch cho vay - thu nợ tại xã; bố trí cán bộ UBND xã, Công an xã phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn đối với phiên giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại các điểm giao dịch xã.

Phương thức cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên) thực sự là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân. Thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở, từ đó cộng đồng người nghèo và các đối tượng chính sách thuận lợi tiếp cận với dịch vụ tín dụng ưu đãi một cách dễ dàng. Bên cạnh đó các hội, đoàn thể nhận ủy thác cùng với trưởng thôn trực tiếp tham gia vào việc bình xét cho vay, kiểm tra giám sát hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn và việc sử dụng vốn của hộ vay; phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng hướng cách làm ăn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, áp dụng các chương trình khuyến nông, khuyến lâm vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, do đó, đồng vốn tín dụng chính sách đầu tư mang lại ngày càng hiệu quả, giúp hộ vay cải thiện đời sống, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, thông qua phương thức ủy thác cho vay, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Hội, đoàn thể thường xuyên tiếp xúc với hội viên, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của bà con trong phát triển kinh tế gia đình.

Tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần không nhỏ trong thực hiện chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới của địa phương, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm (năm 2016 toàn huyện Na Rì còn 40,89% hộ nghèo, năm 2017, giảm còn 35,76%, năm 2018 còn 32,16%; 3 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, toàn huyện không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí trở xuống. Từ năm 2014 đến 30/6/2019, có 15.789 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; có trên 2.600 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 241 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 324 lao động nông thôn được vay vốn tạo việc làm từ quỹ Quốc gia về việc làm; 75 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng được 6.610 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 153 lượt hộ nghèo đươc vay vốn xây nhà ở…

Đến 30/6/2019, tổng dư nợ của toàn huyện Na Rì đạt 301.649 triệu đồng, tăng 108.808 triệu đồng so với năm 2014; tỷ lệ nợ quá hạn 0,12%, giảm 0,16% so với năm 2014.

Tính đến 30/6/2019, nguồn vốn ủy thác cho vay là 1.170 triệu đồng (năm 2018, 2019 mỗi năm 300 triệu đồng). Việc triển khai đồng bộ các biện pháp huy động vốn như đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, tăng cường tuyên truyền, thái độ phục vụ... đã giúp cho Ngân hàng Chính sách xã hội có thêm nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến 30/6/2019, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 20.783 triệu đồng, tăng 16.367 triệu đồng so với 2014.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm tiếp theo gắn với việc thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải tăng cường sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, huy động các nguồn lực, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, cải cách hành chính, quan tâm hoạt động tín dụng chính sách xã hội, thực hiện có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo.

Tác giả: Tùng Vân

Nguồn tin: http://baobackan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Máy chủ tìm kiếm83
  • Khách viếng thăm345
  • Hôm nay76,258
  • Tháng hiện tại3,934,365
  • Tổng lượt truy cập151,654,841
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây