Để có được thành tích như vậy, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Tây Ninh đã phát huy được sức mạnh của cả tập thể trong công tác tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng (ANTT, XDLL) và hậu cần, kỹ thuật của Công an tỉnh.
Theo Thượng tá Nguyễn Hai Mừng, Trưởng phòng Tham mưu, Công an tỉnh Tây Ninh, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo và mạnh dạn trong tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc, từng bộ phận chuyên môn của đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó có những việc đạt hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm cho Công an tỉnh hàng tỷ đồng, được Ban Giám đốc Công an tỉnh biểu dương, khen ngợi.
Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Tây Ninh có nhiều sáng kiến hiệu quả trong công tác Công an. |
Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai, các công ty cung cấp đều báo giá rất cao (từ 3 đến 5 tỷ đồng cho hệ thống hội nghị), đồng thời đặt ra nhiều yêu cầu phức tạp liên quan đến chuyển giao công nghệ, về mua sắm trang thiết bị, về nâng cấp, bảo mật hệ thống... Từ những vấn đề khó khăn này, Phòng Tham mưu đã nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất và được Ban Giám đốc Công an tỉnh đồng ý giao cho Phòng tự xây dựng (viết phần mềm) và triển khai hệ thống này trong Công an tỉnh trên tinh thần sử dụng tất cả những gì mà Công an tỉnh, Công an cấp huyện đang có để đạt đến mục đích là hệ thống hoạt động tối ưu nhất và có giá thành ít tốn kém nhất.
Đến nay, Phòng Tham mưu đã trực tiếp viết xong phần mềm của hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của Công an tỉnh và đã chủ động phối hợp với Công an huyện, thị xã, thành phố khảo sát tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có để tiết kiệm tối đa ngân sách Nhà nước.
Qua các lần thử nghiệm, kết quả cho thấy so với các phần mềm hiện có trên thị trường thì phần mềm do cán bộ Phòng Tham mưu thiết kế có chức năng tương đương, nhưng có sự an tâm hơn về tính bảo mật và thuận lợi hơn trong việc bảo trì, nâng cấp, đồng thời tiết kiệm được kinh phí lên đến 2 tỷ đồng so với việc mua phần mềm của các công ty.
Ngoài ra, khi thực hiện chủ trương mở rộng trụ sở làm việc Công an huyện Gò Dầu, buộc phải di dời trạm bộ đàm Tetra cùng toàn bộ thiết bị, máy móc sang địa điểm khác. Tuy nhiên, nếu thuê mướn đơn vị thi công di dời và xây dựng nhà đặt trạm thì kinh phí rất lớn, đồng thời rất khó khăn để tìm vị trí đặt trạm. Phòng Tham mưu đã khảo sát, đơn vị nhận thấy VNPT Gò Dầu đang có sẵn cơ sở hạ tầng đáp ứng rất tốt yêu cầu kỹ thuật, nếu được hỗ trợ thì sẽ rất thuận lợi và giảm rất nhiều chi phí. Từ đó, lãnh đạo Phòng Tham mưu chủ động làm việc với lãnh đạo VNPT Tây Ninh đồng ý cho lắp đặt thiết bị của trạm bộ đàm Tetra từ Công an huyện Gò Dầu sang trạm của VNPT Gò Dầu. Việc này đã bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc tại đây được thông suốt mà không cần xây dựng cơ sở vật chất phục vụ lắp đặt, tiết kiệm được ngân sách gần 1 tỷ đồng, được Ban Giám đốc đánh giá cao và biểu dương.
Phát huy tinh thần sáng tạo của CBCS trong việc khai thác, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ hiệu quả công tác Công an, Phòng Tham mưu còn có sáng kiến xây dựng “Tủ sách pháp luật điện tử” chạy trên mạng nội bộ của Công an tỉnh. Đến nay đã cập nhật, hệ thống được gần 2.000 văn bản đang có hiệu lực pháp luật, phân loại thành 30 lĩnh vực pháp luật lớn, hơn 100 chuyên đề công tác trên tất cả các hoạt động của Công an tỉnh và đã phục vụ đắc lực cho CBCS truy cập, phục vụ công tác…
Với những nỗ lực, phấn đấu của toàn thể đơn vị, trong những năm gần đây, đã có hàng chục lượt tập thể, cá nhân của Phòng Tham mưu được Bộ Công an, UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng về các thành tích xuất sắc trong công tác.
Tác giả: Phú Lữ - Đức Mừng
Nguồn tin: http://cand.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn