Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10

Thứ bảy - 16/09/2017 21:44
Ngay sau khi cơn bão số 10 đi qua, hàng nghìn cán bộ chiến sĩ Công an đã cùng nhân dân khẩn trương khắc phục hậu quả.


Tại Quảng Bình:

Từ sáng sớm 16-9, lực lượng Công an các đơn vị của Công an Quảng Bình như Công an thị xã Ba Đồn, Công an huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Ninh…đã chủ động tổ chức các đoàn công tác di chuyển về các điểm từng bị bão gây thiệt hại nặng nề để hỗ trợ nhân dân.

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10
Các chiến sĩ Công an Quảng Bình giúp dân vệ sinh môi trường sau bão số 10.

Ngoài việc chú trọng ổn định cuộc sống cho người dân, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị tập trung giúp dân khôi phục lại sản xuất ngay sau bão tan. Trước tiên ổn định đời sống cho những người mất nhà cửa để có chỗ ở, ổn định cuộc sống trước mắt. Tiếp theo lực lượng Công an phối hợp giúp dân khắc phục nước, điện, cơ sở hạ tầng và giao thông nông thôn, sắp xếp cho các hộ ở các khu vực xung yếu, cửa sông, cửa biển cần thiết để di chuyển.

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 2
Dọn các cây đổ sau bão.

Chúng tôi về các xã ven biển Quảng Bình, nơi những ngôi nhà dân đã phải oằn mình chống chọi với sức gió giật cấp 12-14 khủng khiếp của bão. Trưởng thôn xóm 4 xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch đưa chúng tôi đến nhà chị Trần Thị Anh, ngôi nhà đã bị gió bão thổi cho nghiêng ngả.

Chị Anh vuốt nước mắt thở than: Chồng mất cách đây 10 năm, khi gió bão chuẩn bị vào, ba mẹ con chị chạy đi tránh bão. Khi bão tan, chị về nhà thì hầu hết ngói trên nhà đã bị bão thổi bay. Tài sản lớn nhất trong nhà là cái tivi, giường chiếu bị gió thổi thốc bay tứ tung trong nhà, ngoài sân.

Sáng 16/9, được sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Bố Trạch, chị Anh mới dọn lại nhà. Các chiến sỹ Công an Bố Trạch đã dùng nước lau rửa lại nhà, sửa soạn, chèo chống lại nhà giúp chị qua cơn bĩ cực. Nhìn cảnh cháu Lê Bảo Ngọc (con chị Anh học lớp 7) đưa từng cuốn vở ra phơi vì bão thổi ướt nhèm chúng tôi thấy xót xa, thương cảm.

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 3
Các chiến sĩ Công an Quảng Bình dọn nhà giúp dân.

Rời Lý Trạch, chúng tôi ngược lên Phú Định, huyện Bố Trạch, nơi người dân đang vuốt nước mắt đau lòng vì hàng trăm ha cao su đến mùa thu hoạch bị bão cắt ngang. Những đồi cao su bạt ngàn bỗng chốc còn lại chỉ là những thân cây gãy đổ, trốc rễ, xếp chồng lên nhau. Bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của người dân nơi bỗng chốc bị bão “cướp” đi chỉ sau vài tiếng đồng hồ.

Hơn 50 tàu cá của ngư dân Quảng Bình cũng đã bị gió bão đánh chìm, đánh đắm ở cửa sông, cửa biển. Người dân biển xã Quảng Đông vừa vay vốn khắc phục phần nào hậu quả cơn bão số 2 trong tháng 7/2016, giờ lại phải oằn mình vì bão số 10 mang tới.

Ngay từ sáng sớm ngày 16/9, Ban Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã thành lập 5 tổ cùng gần 1.000 cán bộ, chiến sỹ về các địa phương giúp dân khắc phục hậu quả bão số 10. Tại các điểm bị thiệt hại nặng do bão, lực lượng Công an đã chuẩn bị phương tiện cùng với nhân dân thu dọn vệ sinh nhà cửa, trường lớp học, bệnh viện, trạm y tế xã.

Do mất điện trên diện rộng, nên nhiều tổ công tác của Công an tiến hành trực 24/24 giờ tại các khu dân cư, âu thuyền, công sở… bảo vệ tài sản nhà nước và nhân dân an toàn.

Thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, mỗi cán bộ, chiến sỹ phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm “vì nhân dân phục vụ”, giúp dân khắc phục hậu quả bão số 10, để sớm đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường. Nhà của nhiều cán bộ, chiến sỹ Công an Quảng Bình cũng bị hư hại do mưa bão, song nhiều người vẫn bám trụ đơn vị, bám trụ ở các khu vực dân cư để giúp dân lợp lại nhà cửa, nép dọn trường học để cố gắng cho các cháu học sinh tiếp tục được đến trường vào đầu tuần tới. 

Tại Hà Tĩnh:

Ngay sau khi bão tan Công an tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng triển khai lực lượng đến các địa bàn bị thiệt hại nặng để giúp dân khắc phục hậu quả bão số 10.

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 4
Dọn dẹp sau cơn bão.

Theo đó, Công an các đơn vị, địa phương đã huy động tối hàng trăm cán bộ, chiến sỹ xuống địa bàn đảm bảo công tác ANTT, TTATGT như: Phòng, chống các hành vi lợi dụng mưa bão để hoạt động phạm tội, trộm cắp tài sản, phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các điểm có nguy cơ tai nạn và tắc nghẽn giao thông do bị cây xanh đổ, sạt lở đất, nước ngập úng... đồng thời, tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp với các ngành chức năng giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả sau bão và ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra trong thời gian tới. Công an các huyện chủ động quân số thường trực, sẵn sàng phối hợp giúp dân phòng, chống ứng phó với lũ ống, lũ quét xảy ra trên địa bàn.

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 5
Giúp dân sửa nhà sau bão.

Tại Thị xã  Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh là những địa phương bị thiệt hại khá nặng nề từ cơn bão số 10, Công an tỉnh đã tăng cường 400 cán bộ, chiến sỹ các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh  phối hợp chính quyền và lực lượng Công an các địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp, kịp thời phối hợp để cùng nhân dân khắc phục hậu quả sau bão như sửa chữa nhà cửa, thu dọn vệ sinh môi trường, chặt cây cối bị đổ dọc các tuyến giao thông, các trường tiểu học và THCS của các xã; giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo người, gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ sửa lại nhà tốc mái, dọn dẹp vườn…

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 6
Đưa người dân đi tránh bão trở về nhà.

Công an các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh), lực lượng Công an đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng và các lực lượng tại chỗ, tổ chức tuyên truyền vận động, hướng dẫn, giúp nhân dân ở những vùng bị sạt lở đất chủ động sơ tán; khắc phục sạt lở trên các tuyến giao thông, đảm bảo cho các phương tiện và người dân qua lại.

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 7
Nhận nhiệm vụ trước khi xuống địa bàn.
Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 8
Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 9
Khắc phục hậu quả do bão số 10 để lại.
Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 10
Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 11
Lợp lại mái nhà tại ngôi trường ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Tại Nghệ An:

Mặc dù tâm bão không đi vào Nghệ An nhưng bão số 10 cũng đã gây thiệt hại về người và tài sản cho địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngay sau khi bão tan, Công an Nghệ An đã nhanh chóng triển khai lực lượng đến các địa bàn bị thiệt hại nặng để giúp dân khắc phục hậu quả bão lụt. 

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 12
CSGT Công An Tp. Vinh chặt cây gãy đổ, giải phóng giao thông trên các tuyến đường

Tại thị xã Cửa Lò - một trong những địa phương của Nghệ An bị thiệt hại khá nặng nề từ cơn bão số 10 với 1 người chết, hơn 300 ki ốt sát bờ biển bị hư hỏng hoàn toàn, Công an thị xã và các lực lượng được tăng cường đã nhanh chóng triển khai các biện pháp, kịp thời phối hợp với các lực lượng tại địa phương để cùng nhân dân khắc phục hậu quả.

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 13

Tại các địa bàn chịu nhiều hậu quả do bão gây ra như Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu Hoàng Mai, cán bộ chiến sĩ các đơn vị đã giúp dân sửa chữa nhà cửa, nạo vét khơi thông cống rãnh, thu dọn vệ sinh môi trường, chặt cây cối bị đổ dọc các tuyến giao thông, các trường tiểu học và THCS của các xã; giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo người, gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ sửa lại nhà tốc mái, dọn dẹp vườn…

Đồng thời huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng đảm bảo ANTT cho nhân dân, đề phòng các đối tượng lợi dụng bão, lũ để trộm cắp tài sản, giữ vững ANTT trên địa bàn, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.

Lực lượng công an các huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông… đề phòng lũ quét, CBCS các đơn vị đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền vận động, hướng dẫn, giúp nhân dân ở những vùng bị sạt lở đất chủ động sơ tán; khắc phục sạt lở trên các tuyến giao thông, đảm bảo cho các phương tiện và người dân qua lại.

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 14
Công an thị xã Cửa Lò dọn dẹp môi trường tại một trường học trên địa bàn.

Theo dự báo, thời gian tới, mưa lũ còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Để chủ động đối phó, khắc phục nhanh hậu quả bão số 10, tỉnh Nghệ An vẫn đang tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu vực có nguy cơ ngập lụt để đảm bảo an toàn, vận hành các hồ chứa và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho đê điều, hồ đập. 

Tại Thanh Hóa:

Do mưa lớn kéo dài làm cho mức nước dâng cao đã xảy ra sự cố vỡ đê tại xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Nhận được tin báo Phòng Cảnh sát PCCC số 5 Cảnh sát PCCC tỉnh Thanh Hóa đã hàng chục cán bộ chiến sỹ hiện trường, phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cùng với chính quyền và nhân xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân chia làm 3 tổ cùng nhiều dụng cụ như cọc tre, bao tải cát, lưới thép gai, khắc phục sự cố tại 3 điểm xảy ra vỡ đê, tràn đê,  ngăn dòng nước chảy. Nhằm giảm hại về người và tài sản do bão số 10 gây ra.

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 15
Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 16
Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 17
Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 18
Trong quá trình khắc phục sự cố vỡ đê đã làm cho chiến sỹ Lê Như Sơn bị thương gẫy ngón tay giữa, hiện tại đồng chí đang được chữa trị tại bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân.

Tại Quảng Trị:

Ngày 16/9, Công an tỉnh Quảng Trị và Công an các địa phương trong tỉnh đã điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn giúp đỡ bà con nhân dân khắc phục hậu quả bão lụt.

Đại tá Lê Phương Nam, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, lực lượng chia thành nhiều đoàn, mỗi đoàn chia thành nhiều tổ, mỗi tổ phụ trách một xã. Ưu tiên các địa phương bị thiệt hại nặng, như: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa, Triệu Phong và Hải Lăng.

Đối với mỗi địa phương này, mỗi đoàn có trên 50 cán bộ, chiến sĩ, chia thành 5 tổ. Sau khi giúp đỡ xong bà con ở xã này, thì đến các xã khác còn lại. Công việc ưu tiên trước hết là tập kết vật liệu do chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, cá nhân ủng hộ và người dân tự bỏ tiền ra mua, về tại các hộ gia đình có nhà cửa bị sập đổ, tốc mái. Tiếp theo là dựng mới lại nhà cửa, lợp lại mái nhà cho bà con một cách chắc chắn.

Sau khi hoàn tất phần việc này, lực lượng bắt tay vào việc vệ sinh môi trường, phát quang, dọn dẹp đường sá do cây cối bị gãy đổ, bùn non làm ngập… Riêng các địa phương có cây lâm nghiệp được trồng chủ yếu như cây cao su, hồ tiêu.. bị bão làm gãy đổ hàng loạt, các cán bộ, chiến sĩ sau khi giúp đỡ bà con ổn định chỗ ở, bắt tay ngay vào việc cưa cây, dọn cành đối với cây không thể phục hồi được và đào đất dựng lại cây đối với cây có thể phục hồi được.

 Bên cạnh là việc giúp đỡ ngành điện lực khắc phục sự cố về điện do bão làm gãy đổ cột trụ, đứt dây điện lưới, nhằm cho bà con sớm có điện thắp sáng, sản xuất trở lại, cũng như không để xảy ra sự cố đáng tiếc do chập điện, điện giật.

Theo ghi nhận của PV, tại xã Vĩnh Trung giáp với biển bãi ngang Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái (Vĩnh Linh), các chiến sĩ Công an đã có mặt trong dân từ sáng sớm. Anh em vừa thăm hỏi, động viên, vừa bắt tay ngay vào việc làm giúp bà con. Kết quả, đến cuối ngày 16/9, lực lượng đã lợp xong hàng chục ngôi nhà bị tốc mái trên địa bàn, cưa dọn gần 5 héc-ta cây cao su của bà con tại các thôn Thủy Trung, Huỳnh Công Đông bị gãy đổ hoàn toàn, không thể phục hồi được.

Trung tá Nguyễn Thanh Hồng, Đồn trưởng Đồn Công an Tà Rụt, huyện rẻo cao Đakrông cho biết, sáng sớm 16/9, lãnh đạo đồn đã tiếp tục đến thăm hỏi, động viên các anh Hồ Văn Biên, Hồ Văn Cơi thuộc Đội Xung kích thôn A Đăng, xã Tà Rụt bị thương trong lúc giúp đỡ bà con nhân dân chằng chống nhà cửa, ứng phó với bão lụt. Đơn vị đã điều động lực lượng, phối kết hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay đóng trên địa bàn và Thanh niên xung kích địa phương, bắt tay ngay vào việc dựng lại nhà mới, sửa sang lại nhà cửa, trường học cho bà con, thầy cô giáo và học sinh bị sập đổ, tốc mái. Kết quả, đến trưa cùng ngày, 3 ngôi nhà dân và 1 trường học bị thiệt hại đã được khắc phục xong hoàn toàn.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, bão số 10 đã làm ít nhất 10 người trên địa bàn tỉnh bị thương. Trong đó huyện Đakrông 2 người là các anh Hồ Văn Biên và Hồ Văn Cơi; Triệu Phong 1 người là ông Lê Thanh Vang (60 tuổi), ở thôn Ngô Xá Đông, xã Triệu Trung (ông Vang bị gãy tay trong khi chằng chống nhà cửa); Vĩnh Linh 5 người gồm các ông Lê Văn Tuyết, trú thôn Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy; Trần Văn Hiền, trú thôn Lê Xá, xã Vĩnh Sơn; Lê Quang Than, trú thôn Liêm Công Tây; ông Nguyễn Đoàn, trú thôn Thủy Tú Phường, xã Vĩnh Tú và bà Lê Thị Vàn, trú khóm Nam Hải, thị trấn Hồ Xá (đều bị thương trong lúc chằng chống nhà cửa).

 

Lực lượng Công an khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10 - Ảnh minh hoạ 19
Công an Quảng Trị giúp dân lợp lại mái nhà bị tốc.

Bên cạnh đó, bão số 10 đã làm gần 2.300 ngôi nhà thiệt hại sập đổ và tốc mái. Trong đó, Gio Linh nặng nhất 12 nhà, tiếp đến Đakrông 5 nhà, Hướng Hóa 1 nhà bị sập đổ hoàn toàn. Còn lại bị tốc mái hoàn toàn và một phần đến gần 2.280 nhà. Các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ còn có diện tích cây cao su bị gãy đổ và hư hại đến trên 5.000 héc-ta. 


Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất sau bão

Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện lũ trên sông Thao tại Yên Bái, sông Hoàng Long tại Bến Đế, hạ lưu sông Ngàn Sâu và các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An đang lên.

Trong 12 giờ tới, mực nước trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An và hạ lưu sông Ngàn Sâu, sông Thao tại Yên Bái, sông Hoàng Long tại Bến Đế tiếp tục lên.

Trung tâm này cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng vùng trũng thấp ở tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.

Báo cáo Thủ tướng, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh có 69.112 nhà dân bị đổ, tốc mái. Trong đó, các địa phương có số nhà bị thiệt hại nhiều nhất là thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà...

Mưa bão còn làm ngập 29 thôn với 4.699 hộ dân của 4 huyện vùng ven biển, cửa sông (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà), trong đó tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên bị ngập toàn xã với 2.400 hộ có nơi ngập sâu từ 0,6m đến 0,7m.

Trên 3.100ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập, hư hại hoàn toàn.

Bão số 10 cũng khiến nhiều trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan, đơn vị bị tốc mái. Hàng ngàn cột điện hạ thế, đường điện thắp sáng bị đổ gãy; riêng tại thị xã Kỳ Anh, cột ăng-ten Đài Phát thanh - Tuyền hình và cột phát sóng Viettel bị đổ sập dẫn đến mất liên lạc nhiều giờ.

Trước đó, Thủ tướng đã hủy hàng loạt cuộc làm việc tại các địa phương phía nam để ra miền Trung, thị sát hiện trường và làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình chiều tối 15/9 chỉ đạo các biện pháp khắc phục hậu quả mưa bão, ứng phó với hoàn lưu bão.



Tác giả: Sông Lam - Thanh Bình - Anh Khoa - Sỹ Quý - Minh Tâm – Mạnh Cường

Nguồn tin: http://cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây