Phiên thảo luận này là để thực hiện Nghị quyết số 75/196 của Đại hội đồng LHQ về “Tăng cường chương trình tư pháp hình sự và phòng, chống tội phạm của LHQ, đặc biệt là năng lực hợp tác chuyên môn”. Do dịch bệnh COVID-19 nên phiên thảo luận này đã không thể thực hiện bên lề kỳ họp Đại hội đồng LHQ lần thứ 74, mà chuyển sang thực hiện trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 75.
Mục đích của Phiên thảo luận là nhằm tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống tội phạm và đảm bảo an toàn tại đô thị, kêu gọi ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các học giả trao đổi quan điểm về sự cần thiết, cách thức đặt ưu tiên cho an toàn, an ninh tại các đô thị, nêu các ví dụ về sự thành công của các Chính phủ/thành phố trong xác định các nguy cơ tội phạm, xây dựng các chính sách về đảm bảo an ninh, an toàn đô thị phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của từng thành phố.
Phiên thảo luận là cơ hội tốt để Việt Nam và các nước chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, an toàn đô thị, và là diễn đàn để Việt Nam thể hiện vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.
Bài tham luận của Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành tập trung vào nội dung: “An ninh phi truyền thống – Nguy cơ, thách thức trong quản trị đảm bảo các chỉ số an ninh – an sinh – an toàn tại các đô thị. Vai trò tham gia của cộng đồng dân cư từ thực tiễn của Việt Nam”.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành phát biểu tại Phiên thảo luận. |
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành thông báo, thời gian qua, Bộ Công an đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn công cộng, đấu tranh phòng chống tội phạm và đại dịch COVID-19, đưa Việt Nam trở thành một trong những nơi sống an toàn nhất trên thế giới. Việt Nam đánh giá cao vai trò của LHQ trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thực thi pháp luật và lực lượng cảnh sát của các quốc gia thành viên trong việc chủ động phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, các thách thức an ninh phi truyền thống trong các thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống. Thứ nhất là tác động đến kinh tế việc làm và năng suất. Công nghệ số tác động sâu sắc đến năng suất, phân bổ thu nhập, phúc lợi và môi trường. Đến năm 2030, phần lớn các doanh nghiệp đều áp dụng kỹ thuật số cho phép tích hợp các quy trình thiết kế sản phẩm, sản xuất, chế tạo và cung ứng với hiệu quả cao.
Thứ hai là tác động về xã hội. Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển, xuất hiện roborts thay con người ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại việc được mã hoá dẫn đến tình trạng giảm nhu cầu sử dụng nhân lực phát triển với quy mô lớn (Roborts cướp việc ở nhiều khu cụm công nghiệp tại Việt Nam như tỉnh Bình Dương).
Tiếp theo là Internet kết nối vạn vật (IOT) phát triển nhanh chóng đến năm 2030 ước có 8 tỷ người và 25 tỷ thiết bị “thông minh” được kết nối và xen lẫn trong mạng thông tin khổng lồ. IOT làm thay đổi xã hội trong các lĩnh vực.
Thứ tư là tác động đến an toàn, an ninh thông tin. Do “dữ liệu hóa” nên sự bảo mật bị nguy hại nếu không được bảo vệ tốt, bị đánh cắp và sử dụng sai mục đích. Bộ cơ sở dữ liệu được sử dụng để thao túng, bóp méo nhận thức tác động đến sự lựa chọn của con người.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành, 10 vấn đề cơ sở hạ tầng hệ trọng trong thời đại công nghệ 4.0 liên quan trực tiếp, chủ yếu đến an ninh đô thị phải chú trọng bảo vệ, gồm: Ngân hàng và thị trường vốn; Cơ sở hạ tầng; Chuỗi cung ứng và vận tải; Thành phố và đô thị hóa; An ninh quốc tế; Điện lực và truyền dẫn an ninh năng lượng; Du lịch, hàng không và vận chuyển hành khách; An ninh hạt nhân; Công nghệ thông tin; Truyền thông kỹ thuật số; Công nghệ và Luật pháp.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành đưa ra một số khuyến nghị để bảo vệ an ninh đô thị trong thời gian tới. Thứ nhất, về nhận thức, vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, đòi hỏi cả cộng đồng quốc tế, các khu vực và mỗi quốc gia, cộng đồng dân cư; các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý vào cuộc. Mục tiêu quan trọng là từng người dân phải có chung nhận thức, cùng chung hành động đảm bảo mục tiêu an ninh, an toàn, lấy chỉ số hài lòng cộng đồng dân cư làm thước đo.
Thứ hai là phải đảm bảo các chỉ số an ninh, an sinh, an toàn tại các đô thị theo các tiêu chí tiêu chuẩn quốc tế ISO. Chỉ số An ninh chodân cư; doanh nghiệp; tiền tệ, tài chính; lương thực; biên giới, trên không, trên biển đảo; an ninh kết nối; an ninh mạng; an ninh tôn giáo; an ninh nông thôn; an ninh các cơ sở dữ liệu Big data. Chỉ số bảo đảm an sinh gồm: Kinh tế phát triển bền vững; khả năng tự phục hồi, nâng cao khả năng cạnh tranh; chất lượng sống cao; chăm sóc nhóm người dễ bị tổn thương, các nhóm yếu thế; chủ động việc làm; chăm sóc y tế; giáo dục đào tạo; văn hóa tinh thần; không gian sống; khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị, dịch vụ an sinh; an sinh; an toàn trong di chuyển và giao thông công cộng.Chỉ số đảm bảo an toàn về giảm tội phạm; dịch bệnh; thực phẩm; giao thông; môi trường sinh thái (đất, nước, không khí); nguồn nước; về tài sản; quyền riêng tư; kinh doanh; phòng, chống cháy nổ.
Thứ ba là áp dụng khoa học tư duy hệ thống và phương pháp quản lý siêu đồng hợp Malic sử dụng AI quản lý quy hoạch và xây dựng thành phố trên quan điểm coi đây là một hệ sinh thái (digital ecosystem) phức hợp về kinh tế - xã hội - công nghệ, sử dụng Big data và IoT trong điều hành.
Thứ tư là mục tiêu ưu tiên khi thiết kế AI cho quản trị thành phố phải đảm bảo mục tiêu an ninh, an toàn cho cộng đồng dân cư trên nguyên tắc: Liên kết khu vực với trọng tâm là cộng đồng dân cư; rõ ràng về mục đích sử dụng và lợi ích; gắn với đạo đức xã hội; đảm lợi ích theo luật của các bên liên quan.
Tác giả: Khổng Hà
Nguồn tin: http://cand.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn