Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an đã tới dự và phát biểu khai mạc hội thảo.
Cùng dự Hội thảo có các đồng chí: GS.TS Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện CSND, Trung tướng, PGS.TS Trần Minh Thư, Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học công an; đại diện các đơn vị chức năng của Bộ Công an, các Tổng cục, Vụ, Cục, các Học viện trường CAND, công an các đơn vị địa phương và các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng.
Về phía khách mời quốc tế có ngài Popov Sergay, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán cộng hòa Liên bang Nga tại Việt Nam; ngài Triệu Văn Bằng, Tham tán cảnh sát, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội; ngài Chăn Thong Hồng Khăm, Trưởng đại diện Bộ An ninh Lào tại Việt Nam; ngài AriaDne Feo LaBraDa-Bí thư thứ ba đại sứ quán Cu Ba tại Việt Nam; Thiếu tướng, PGS.TS Alexander Crưmov, Giám đốc Học viện Luật và Quản lý cơ quan thi hành án hình sự Liên bang Nga.
Tại Hội thảo, các đại biểu, học giả, các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng đã thảo luận, làm rõ tính tất yếu của Cách mạng Tháng Mười Nga, giá trị lịch sử và vai trò đặc biệt quan trọng của cuộc cách mạng đối với phong trào cách mạng của thế giới; những bài học kinh nghiệm và những ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến phong trào cách mạng Việt Nam. Trong đó, nhấn mạnh ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga đã thức tỉnh các dân tộc áp bức đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ, giành quyền độc lập dân tộc, làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc toàn thế giới.
Đặc biệt, với sự giúp đỡ của Liên Xô, mà trụ cột là nước Nga Xô Viết, phong trào cách mạng của các dân tộc thuộc địa đã phát triển và thành công ở nhiều nước, tạo thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, trong đó có Việt Nam.
Kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp thu được lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng Việt Nam đã phát triển theo con đường Cách mạng Tháng Mười và nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của nhân dân Xô Viết nói chung, nhân dân Nga nói riêng.
Sự giúp đỡ ấy đã thấm sâu và mọi phương diện của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, nhất là trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng...
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an đã ghi nhận và biểu dương Học viện CSND, Viện chiến lược và Khoa học công an và các đơn vị liên quan đã tích cực chuẩn bị và tổ chức buổi hội thảo đầy ý nghĩa này.
Các đại biểu dự Hội thảo |
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu khai mạc Hội thảo |
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện CSND và Trung tướng, PGS.TS Trần Minh Thư, Viện trưởng Viện chiến lược và Khoa học Công an đồng chủ trì Hội thảo |
Đồng thời, làm rõ quan điểm, tư tưởng của V.I.Lênin và Ph.E.Dgiezinxki về xây dựng hệ thống cơ quan Công an xã hội chủ nghĩa; những bài học kinh nghiệm trong xây dựng, tổ chức lực lượng Công an đấu tranh bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Mười và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô.
Sự hình thành, phát triển của hệ thống cơ quan Công an của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới và vai trò, ảnh hưởng, những bài học kinh nghiệm đối với CAND Việt Nam. Quá trình hợp tác, giúp đỡ của Liên Xô và Liên bang Nga đối với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Đặc biệt là sự hình thành, phát triển của lực lượng CAND Việt Nam, công cụ chuyên chính quan trọng trong bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.
Tác giả: Huyền Thanh
Nguồn tin: http://cand.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn