Tăng cường đấu tranh với tội phạm mua bán, lưu hành tiền giả

Thứ năm - 15/06/2017 21:49
Thời gian qua, tình hình tội phạm tiền giả xuất hiện ở nhiều địa phương, trong đó có địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Sự xuất hiện của loại tội phạm này với tính chất, mức độ của nó gây ra không những ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tiền tệ, trực tiếp phá hoại nền kinh tế của đất nước. Gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Trước thực trạng đó, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục tăng cường các biện pháp công tác nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm mua bán,lưu hành tiền giả để góp phần đảm bảo tình hình an ninh trên địa bàn tỉnh.
Chắc hẳn người dân sống quanh khi vực tổ 10 phường, Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn vẫn còn nhớ cách đây khoảng 3 năm, tại quán cơm Hải Miến. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện và bắt giữ đối tượng Hà Văn Ngọc sinh năm 1990 trú tại Phường Huyền Tụng – Thành phố Bắc Kạn khi đối tượng này đang có hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả. Qua khám xét người và nơi ở, Cơ quan điều ra thu giữ thêm 9 triệu đồng tiền giả mệnh giá 200.000. Cũng với hành vi vận chuyển, lưu hành tiền giả 8 đối tượng là Đàm Văn Trọng (35 tuổi) và Nguyễn Thiện Đạo (23 tuổi), cùng trú xã Lục Bình, huyện Bạch Thông. Mùng Văn Nam (17 tuổi), trú phố Đầu Cầu, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông; Phạm Đức Trung (25 tuổi), trú Bản Hùa, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn; Vi Văn Linh (21 tuổi), trú thôn Lủng Chang, xã Lục Bình, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn. Địch Văn Quốc, Đàm Văn Thanh và Hoàng Minh Tuấn cùng trú xã Đại Sơn, huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng đã bị Tòa án nhân dân huyện Pác Nặm tuyên phạt tổng cộng 42 năm tù cho 8 bị cáo vào ngày 12/1/2017 vừa qua. Theo thống kê, từ năm 2013 đến nay tại địa bàn tỉnh ta đã phát hiện và xử lý 05 vụ với 16 đối tượng về hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
Tìm hiểu những vụ án liên quan đến tiền giả xảy ra trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian qua được biết, đối tượng phạm tội thường là những người không có nghề nghiệp hoặc hành nghề tự do, nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự. Hoạt động với thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh và thậm chí manh động khi bị lực lượng công an phát hiện. Các đối tượng thường  lợi dụng trời tối, nơi thiếu ánh sáng, chỗ vắng người ở nông thôn để kẹp lẫn tiền giả vào tiền thật; dùng tiền giả mệnh giá cao mua hàng có giá trị thấp để được trả lại bằng tiền thật, các mặt hàng chúng thường mua là nông sản, thẻ cào điện thoại…Đặc biệt chúng xác định địa bàn để tiêu thụ tiến giả chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa người dân do ít giao dịch và không có công cụ nhận biết giữa tiền giả và tiền thật. Hiện nay, tiền giả được làm rất tinh vi, các đặc điểm rất giống tiền thật, bằng mắt thường rất khó phát hiện. Đặc biệt, chất lượng loại tiền polymer giả mệnh giá 100.000 đồng, 200.000 đồng đang được buôn bán, vận chuyển hiện nay được làm gần giống với tiền thật và có nhiều loại sê-ri khác nhau, làm cho người tiêu dùng ngày càng khó phân biệt.
Trước tình hình hoạt động của tội phạm tiền giả, lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các bộ phận liên quan, công an các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp công tác nghiệp vụ, tập trung nắm tình hình địa bàn. Thông qua bám, nắm địa bàn để kết hợp tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân cách nhận biết tiền giả, vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia tố giác tội phạm buôn bán, tàng trữ tiền giả. Đông thời phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và loại tội phạm vận chuyển, mua bán, lưu hành tiền giả nói riêng.

Tác giả: Đức Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây