(Dân trí) - Chiều 7/6, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, liên quan đến phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia. Phó Thủ tướng đã yêu cầu Singapore đính chính thông tin sai lệch này. >> >>
(Dân trí) - “Việt Nam đã có công hàm gửi tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội. Tôi tin rằng phía Singapore hiểu rõ thông điệp của Việt Nam.” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói về phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia. >> >>
(Dân trí) - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng: Việt Nam “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia. Điều này phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận.
(Dân trí) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là chiến thắng lớn nhất của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi nhất trong thế kỷ XX.
(Dân trí) - Thượng tướng Lê Chiêm khẳng định, thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava, đập tan ý đồ xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thừa nhận nền độc lập của nhân dân ba nước Đông Dương...
(Dân trí) - Lần đầu tiên, hơn 150 hình ảnh quý về sự kiện Phái đoàn Quốc hội Việt Nam đến thăm chính thức nước Pháp trong năm 1946 (thời điểm thực dân Pháp quyết liệt thực hiện mưu đồ xâm lược Việt Nam lần thứ 2) được triển lãm tại Đường sách TPHCM cho người dân tham quan.
(Dân trí) - Rạng sáng ngày 17/2/1979, phát súng xâm lược đã nổ ra trên bầu trời biên giới phía Bắc, đe dọa nền hòa bình, độc lập của đất nước. Cùng với quân, dân cả nước, quân dân Khu 4 nói chung và Nghệ An nói riêng đã có những hành động thiết thực, góp sức người, sức của chi viện cho chiến trường, chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Cách đây đúng 70 năm, giữa thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến và kiến quốc.
Từ những người lính trên rừng xuống, không quen với địa hình thành phố, với sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của người dân, du kích, biệt động thành... bộ đội chủ lực đã vượt sông Hương, tiến vào cố đô, chiếm giữ TP Huế suốt 26 ngày đêm, giáng đòn choáng váng vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã giáng một đòn chí mạng làm lung lay ý chí xâm lược và phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Cách đây đúng 70 năm, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô lớn lên Việt Bắc, căn cứ địa thần thánh của cuộc kháng chiến cả nước nhằm chụp bắt bộ máy đầu não lãnh đạo, đánh quỵ bộ đội chủ lực, phá hủy tiềm năng kháng chiến của ta, mở đường cho việc thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại, kết thúc cuộc tái xâm lược theo chủ trương chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, áp đặt sự thống trị trên toàn cõi Việt Nam.
Trong giai đoạn khó khăn, gian khổ, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 11 tháng 6 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc để khơi dậy tinh thần yêu nước của toàn dân, tạo nên sức mạnh tinh thần và vật chất vô cùng to lớn, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác hết sức vẻ vang.
Đáp lời Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Hồ Chủ tịch, nhân dân Việt Nam đã anh dũng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống kẻ thù xâm lược, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.