Hoạt động, công tác, chiến đấu của lực lượng Cảnh sát nhân dân hơn 75 năm qua diễn ra trong môi trường đan xen nhiều yếu tố, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với phạm vi toàn quốc, quốc tế và trên không gian mạng, tập trung điển hình là:
- Cảnh sát nhân dân với pháp luật
Là một trong những bộ phận quan trọng hợp thành Công an nhân dân Việt Nam - lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, Cảnh sát nhân dân có vị trí, chức năng, nhiệm vụ tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; quản lỷ nhà nước về trật tự, an toàn xã hội bằng chính sách, pháp luật; đồng thời trực tiếp đấu tranh phòng, chống tộỉ phạm, bảo vệ và tổ chức thực hiện đúng đắn, nghiêm minh chính sách, pháp luật.
Hơn 75 năm qua kể từ khi thành lập lực lượng Công an nhân dân, Cảnh sát nhân dân từ thực tiễn công tác, chiến đấu đã có nhiều đóng góp quan trọng vào công tác lập pháp của đất nước. Trong đó, đã tham mưu, đề xuất hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật góp phần ngàỵ càng hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh, trật tự tạo hành lang pháp lý cần thiết, vững chắc để quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Điển hình có thể kể đến các Bộ luật, Luật quan trọng, có ý nghĩa “xương sống”, cốt lõi để quản trị quốc gia, từng bước hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển mà lực lượng Cảnh sát nhân dân đã tích cực tham gia nghiên cứu, xây dựng như Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự, hành chính, tố tụng hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính... Đặc biệt là những đạo luật do lực lượng Cảnh sát nhân dân “dày công” nghiên cứu, chủ trì đề xuất xây dựng, ban hành, đó là Luật Công an nhân dân, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật Cư trú, Luật Căn cước công dân, Luật Phòng cháy, chữa cháy, Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, Pháp lệnh Cảnh sát cơ động... Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã chủ động tham gia nghiên cứu, đề xuất nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; chủ trì đề xuất đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương về phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù (đến năm 2021, Việt Nam là thành viên của 23 điều ước quốc tế đa phương, 95 điều ước quốc tế song phương trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, trong đó có 54 Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù).
Song song với việc tham gia phối hợp và trực tiếp tham mưu xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật, các đơn vị Cảnh sát nhân dân Bộ Công an (thuộc Chính phủ) chủ động tham gia thực hiện chức năng hành pháp, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam thực hiện chức năng tư pháp đã kết hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn lực lượng và trong Nhân dân, theo dõi, kiêm tra việc thi hành pháp luật vê phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ pháp luật, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong xã hội, đưa chính sách, pháp luật vào thực tiễn sinh động của cuộc sống.
Thời gian tới, việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật trên lĩnh vực phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân cần nắm vững các Kết luận của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; bám sát Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”... Do đó, mỗi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức trong sáng, duy trì kỷ luật, kỷ cương liêm chính, chủ động phòng, chống cục bộ, “lợi ích nhóm” và âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm lợi dụng xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đế xâm phạm an ninh, trật tự. Đồng thời, tích cực học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ, năng lực xây dựng pháp luật; nêu cao tính tiền phong, gương mẫu tuân thủ, thi hành, sử dụng, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, lan tỏa tinh thần “thượng tôn pháp luật”, “Sống, làm việc theo Hiến pháp vấ pháp luật”, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị tích cực hoàn thiện thể chế, thực thi, bảo vệ pháp luật, từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Triển khai quy định của Hiến pháp và pháp luật, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã thực hiện nghiêm công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố với số lượng hằng năm rất lớn song nhìn chung đều bảo đảm đúng quy định (điển hình năm 2021 đã giải quyết hơn 121.000 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thụ lý điều tra hơn 93.000 vụ án, trên 139.000 bị can). Bộ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác điều tra, trong đó đặc biệt là chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra của Điều tra viên nên tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, nhất là oan, sai, lọt tội phạm, bức cung, nhục hình thực tế đã ngày càng giảm nhiều. Công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân không ngừng được hoàn thiện hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo Hiến pháp và pháp luật. Cơ quan điều tra, Điều tra viên thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân ngày càng được “tôi luyện”, trưởng thành trong môi trường công tác pháp luật, năng lực và bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp được nâng cao, “có trái tỉm nóng, cảỉ đầu lạnh, đỏi chân vững chắc, bàn tay sạch và biết trọng danh dự’ vì “danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”.
- Cảnh sát nhân dân với văn hóa
Là lực lượng tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật, hơn ai hết, lực lượng Cảnh sát nhân dân trước hết chấp hành nghiêm pháp luật, thượng tôn pháp luật chính là nếp sống văn hóa, văn minh của mỗi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, qua đó góp phần lan tỏa trong xã hội, trở thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân. Đặc biệt, trong công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng, Cảnh sát nhân dân luôn quán triệt, thực hiện tốt 6 điều Bác Hồ dạy: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ. Đối với Chỉnh phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với Nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với cồng việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”. Đây chính là “cẩm nang' cơ bản để mỗi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân ứng xử văn hóa với bản thân mình, với người khác và với nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng “văn hóa Cảnh sát nhân dân” còn được đặt trong mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đẩy mạnh xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Trong thực tiễn, lực lượng Cảnh sát nhân dân luôn “lấy dân làm gốc”, “chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân” và phương châm hành động “chủ động, kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm, hiệu quả” trong mọi mặt công tác. Đã ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các Thông tư quy định về quy tắc ứng xử (gồm quy tắc ứng xử chung và các quy tắc ứng xử với Nhân dân, với người vi phạm pháp luật, ứng xử nơi cư trú, nơi công cộng, ứng xử, giao tiếp qua điện thoại...), quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong hoạt động điều tra, phòng chống tội phạm, trong công tác tiếp công dân... Đã tăng cường hàng chục nghìn cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân về công tác bám sát cơ sở để gần gũi, sâu sát hơn với Nhân dân, chủ động tìm đến với Nhân dân, “lúc Nhân dân cần, lúc Nhân dân khó, có Công an”. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát nhân dân tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiên sỹ gắn với tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ ”, “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ”. Đặc biệt, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lực lượng Cảnh sát nhân dân phải thường xuyên có nhiều hình thức lắng nghe ý kiến Nhân dân, phát huy vai trò giám sát của Nhân dân đối với lực lượng Cảnh sát nhân dân; luôn quan tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, thường xuyên chỉ đạo siết chặt kỷ luật, kỷ cương và chấn chỉnh công tác quản lý cán bộ, chiến sỹ, đổi mới lề lối làm việc, tác phong công tác, tiếp xúc, giải quyết công việc với Nhân dân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh Công an nhân dân và 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, đây là yếu tố văn hóa đầu tiên, quan trọng nhất để lực lượng Cảnh sát nhân dân luôn luôn tăng cường môi quan hệ “máu thịt” với Nhân dân, càng trong điêu kiện khó khăn, phức tạp thì càng phải dựa vào Nhân dân, tăng cường vận động, tổ chức để đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia tích cực vào công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự và góp ý xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân vì Nhân dân phục vụ với tinh thần “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui, hạnh phúc của Nhân dân làm lẽ sống của mình”.
Trong công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, lực lượng Cảnh sát nhân dân luôn luôn chú trọng công tác phòng ngừa, lấy chủ động phòng ngừa là chính, là cơ bản, chiến lược, lâu dài, với mục tiêu hằng năm kéo giảm 5% số vụ phạm pháp hình sự, giảm cháy, nổ, tai nạn giao thông, giảm các hành vi mang tính bạo lực trong xã hội; cảm hóa các loại đối tượng có nguy cơ phạm tội tại địa bàn cơ sở, chủ động phát hiện, giải quyết mâu thuẫn trong Nhân dân từ lớn thành nhỏ, nhỏ thành không còn mâu thuẫn. Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, nếu giảm được khoảng 2.000 vụ phạm pháp hình sự thì có 2 nghìn gia đình không có người phạm tội, đồng thời 2 nghìn gia đình không bị trở thành nạn nhân của tội phạm, trại giam bớt đi được 2 nghìn chỗ... Trong điều tra xử lý tội phạm, lực lượng Cảnh sát nhân dân luôn quán triệt mục tiêu phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân theo Hiến pháp và pháp luật; luôn đề cao và phát huy tính “nhân văn” trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Công tác điều tra, xử lý tội phạm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của từng con người nên Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp luôn luôn hết sức thận trọng, rất trách nhiệm, “đúng lý, hợp tình”. Trong từng vụ án phân hóa trách nhiệm từng bị can để áp dụng chính sách hình sự phù hợp, “bắt cũng được, không bắt cũng được thì kiên quyết không bắt”; các hoạt động điều tra đồng thời hướng đến cảm hóa giáo dục, làm giảm thái độ ngoan cố chống đối để “lập công chuộc tội” tiếp tục thực hiện nguyên tắc “phát hiện 1 vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực” để không phải bắt, xử lý nhiều mà vẫn mang lại hiệu quả. Nhiều chuyên án, vụ án của lực lượng Cảnh sát nhân dân đã được tổng kết, rút ra những kinh nghiệm quý để các thế hệ cán bộ, chiến sỹ tiếp theo học tập, vận dụng trong công tác; đồng thời, với những chuyên án, vụ án được tuyên truyền cũng đã, đang được cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài ngành Công an tiếp cận để tuyên truyền, chuyển tải thành các tác phẩm văn học, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh, ấn phẩm văn hóa có giá trị lâu dài, nhiều bộ phim, ca khúc về hình ảnh người chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, về đề tài đấu tranh chống tội phạm đã “bất đắc dĩ” trở nên “nổi tiếng” để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng (như bộ phim Cảnh sát hình sự, ca khúc “Từ một ngã tư đường phố ”...). Đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta và thể hiện tinh thần vị tha, khoan dung, tôn trọng giá trị nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của con người, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân trong công tác quản lý, giáo dục, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho can, phạm nhân trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Lực lượng Cảnh sát nhân dân chú trọng kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa văn hóa - xã hội với phòng, chóng tội phạm và giữa phòng, chống tội phạm với văn hóa - xã hội. Qua công tác điều tra, xử lý tội phạm và giáo dục, cải tạo can, phạm nhân, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã bảo vệ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, ngăn chặn tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội, kịp thời phát hiện, kiến nghị nhiêu giải pháp quan trọng để các ngành các cấp và toàn xã hội cảnh giác, chủ động khắc phục, phòng ngừa, hạn chế những tiêu cực, thiếu sót từ yếu tố môi trường văn hóa - xã hội, đạo đức, lối sống, sản phẩm văn hóa độc hại là nguyên nhân có thể phát sinh trở thành hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật.
Xây dựng tác phong, môi trường văn hóa Cảnh sát nhân dân với Nhân dân đã giúp nhận thức và ý thức, thái độ, trách nhiệm phục vụ Nhân dân ở hầu hết cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân được nâng lên, góp phần hiệu quả hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân, từng bước xây dựng hình ảnh người chiến sỹ Cảnh sát nhân dân đẹp trong lòng Nhân dân.
3. Cảnh sát nhân dân với khoa học và công nghệ
Quán triệt chủ trương của Đảng ta “khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển”, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã chủ động thích ứng, tăng cường đổi mới sáng tạo, tích cực, khẩn trương chuyển hướng, chuyển trạng thái sang ứng dụng khoa học và công nghệ trên nền tảng công tác nghiệp vụ truyền thống để phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây chính là bước đi đầu tiền đúng đắn, có ý nghĩa căn bản, tạo tiền đề để mở rộng nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác của lực lượng Cảnh sát nhân dân gắn kết chặt chẽ với khoa học và công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Nhiệm vụ trước hết của lực lượng Cảnh sát nhân dân là triển khai các mặt công tác nghiệp vụ theo từng lĩnh vực xuyên suốt hệ lực lượng ở 4 cấp bảo đảm “Bộ tỉnh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở", kết hợp chặt chẽ trong - ngoài theo “3 lớp”. Đồng thời, tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo chiến lược, khoa học về tình hình tội phạm, nhất là liên quan dịch bệnh, toàn cầu hóa, cách mạng 4.0; phát triển lý luận nghiệp vụ phòng, chống tội phạm bổ sung, định hướng trong quá trình chỉ đạo thực tiễn; xây dựng cụ thể hóa bằng các phần mềm, cơ sở dữ liệu liên thông, kết nối, chia sẻ trong và ngoài lực lượng để nắm chắc tình hình các lĩnh vực của đời sống, áp dụng khoa học, công nghệ và các biện pháp nghiệp vụ truyền thống quản lý địa bàn, đối tượng, xây dựng các phương án, kế hoạch nghiệp vụ chủ động phòng ngừa, đấu tranh. Phát triển công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, phục vụ trực tiếp nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và góp phần phát triển kinh tế - xã hội; tranh thủ nguồn lực hỗ trợ, hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực trên một số lĩnh vực lực lượng Cảnh sát nhân dân có ưu thế như khoa học hình sự, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao...
Qua triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ truyền thống kết hợp khoa học và công nghệ, số vụ phạm tội về trật tự xã hội trong nhiều năm qua liên tục giảm, trong đó nhiều loại tội phạm nguy hiểm, nghiêm trọng giảm như giết người, cướp tài sản, cướp giật tài sản, cô ý gây thương tích, mua bán người... cho thấy hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Mặt khác, lực lượng Cảnh sát nhân dân cũng sớm nhận diện áp lực rất lớn từ tình hình tội phạm bên ngoài, trên không gian mạng và liên quan dịch Covid-19; phát hiện tội phạm có sự chuyển hướng hoạt động mạnh hơn, lợi dụng dịch Covid-19 và các phương thức, thủ đoạn phạm tội sử dụng công nghệ cao để gia tăng hoạt động, nhất là trên không gian mạng với nhiều hành vi, thủ đoạn tinh vi như lừa đảo, “tín dụng đen”, cờ bạc, mại dâm, ma túy... Do đã kịp thời phát hiện xu hướng này, dự báo được tình hình và có các phương án, kế hoạch chủ động đấu tranh phù hợp nên lực lượng Cảnh sát nhân dân đã bắt giữ, ngăn chặn tội phạm hiệu quả hơn, nhiều vụ án điển hình trên một số lĩnh vực có tính chất “nhạy cảm” như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ... có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa chung. Lực lượng Cảnh sát nhân dân cũng chủ động phối hợp lực lượng chức năng, các bộ, ngành như thông tin, truyền thông, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán... tư vấn, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phòng, chống tội phạm, đồng thời triển khai các giải pháp phối hợp các ngành phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trong các lĩnh vực chuyên ngành liên quan.
Đặc biệt, trong công tác công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã tiên phong, quyết liệt, sáng tạo triển khai, đưa vào hoạt động 02 dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước tới nay là dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân với nhiều dấu ấn nổi bật, góp phần đổi mới phương thức quản lý dân cư từ thủ công sang quản lý điện tử, tạo nền tảng để phát triền Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam trong thời gian tới. Đã phối hợp Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt công tác tiêm chủng vắc - xin phòng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư. Chủ động xây dựng ứng dụng VNEID và 03 phần mềm trên nền tảng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an dân, an sinh xã hội (phần mềm quản lý công dân vùng dịch; phần mềm quản lý công dân diện hỗ trợ theo Nghị định 68/NĐ-CP; phần mềm quản lý tiêm chủng vắc - xin phòng Covid-19). Kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Tổng cục thuế, Điện lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bảo hiêm xã hội Việt Nam, qua đó đã đồng bộ làm giàu thông tin dân cư cho hơn 42 triệu công dân trong hệ thống.
Đến 14/3/2022, toàn lực lượng đã thu thập, cập nhật, đồng bộ 103 triệu Phiếu DC01 vào hệ thông Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thu nhận trên 65 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân; in, chuyển trả người dân hơn 60 triệu thẻ; cập nhật, đối chiếu, bảo đảm 81 triệu công dân trên hệ thống dữ liệu sạch, đúng đạt 83%. Hiện tại, lực lượng Cảnh sát nhân dân đang tập trung cùng các bộ, ngành tham mưu triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cùng 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Kèm theo là danh mục 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và danh mục 52 nhiệm vụ cụ thể thực hiện với phân công trách nhiệm và các mốc thời gian hoàn thành. Đề án được đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia một cách quyết liệt, thống nhất, đồng bộ, đối mới, sáng tạo, lấy người dân là trung tâm, trong đó tập trung ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào 5 nhiệm vụ cụ thể gồm: (1) Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến;Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; (3) Phục vụ công dân số;(4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư;(5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Đồng thời, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và triển khai Đề án 06/QĐ-TTg trong Công an nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyêt định số 10695/QĐ-BCA ngày 25/12/2021 phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cung cấp trên cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022 {104/113 thủ tục thực hiện tại mức độ 4; 09/113 thủ tục thực hiện tại mức độ 3; 52/113 thủ tục thực hiện tại cấp Trung ương; 40/113 thủ tục thực hiện tại cấp tỉnh; 09/113 thủ tục thực hiện tại cấp huyện; 12/113 thủ tục thực hiện tại cấp xã).
Những thành tích, chiến công hiển hách nhưng cũng đầy hy sinh, gian khổ của lực lượng Cảnh sát nhân dân đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao. Đảng, Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý cho lực lượng Cảnh sát nhân dân như: 01 Huân chương Sao vàng; 12 Huân chương Hồ Chí Minh (01 tập thể, 11 cá nhân); 127 tập thể, 82 cán bộ, chiên sỹ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; hàng nghìn tập thể, cán bộ, chiến sỹ được tặng Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; hàng vạn lượt tập thể và cán bộ, chiến sỹ được tặng Huy chương các loại và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an và các Bộ, ngành. Đặc biệt, trong dịp Kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống (20/7/1962 - 20/7/1992), lực lượng Cảnh sát nhân dân đã vinh dự được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đã tặng bức trướng 16 chữ vàng: “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân, quên thân phục vụ”, là sự ghi nhận to lớn về truyền thống vẻ vang đầy tự hào và cũng là kim chỉ nam trong mọi hoạt động, công tác, chiến đấu của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam./.