Trong năm 2022, Công an toàn tỉnh đã tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại 1.107 thôn, bản, khu dân cư, thu hút 58.831 lượt người tham gia, qua đó quần chúng nhân dân cung cấp 507 tin giá trị. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động của 50 loại mô hình tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn ANTT như: Tổ an ninh nhân dân; Tổ hòa giải; Tổ tự quản về ANTT; Cụm an ninh liên hoàn gồm 01 tuyến giáp ranh an toàn về ANTT giữa Công an 6 tỉnh (Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái), 07 cụm liên tỉnh, 02 cụm liên huyện trong tỉnh, 12 cụm liên xã.
Đồng chí Hà Văn Tuyên trao tặng bằng khen của Bộ Công an, 2 đc PGĐ trao giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh cho các tập thể cá nhân
Công an các huyện, thành phố tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình quần chúng tự quản về ANTT, một số mô hình mới xây dựng đã góp phần huy động sức dân trong công tác bảo vệ ANTT, như: Mô hình liên kết giữa UBND xã Cao Thượng và Trường PTDT bán trú THCS Cao Thượng trong tuyên truyền, phổ biến GDPL, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật lứa tuổi thành niên (Công an huyện Ba Bể); mô hình tổ liên gia an toàn về PCCC trên địa bàn xã Cẩm Giàng (huyện Bạch Thông); mô hình tổ tự phòng, tự quản về ma tuý (Công an huyện Chợ Mới);… Trong đó, năm 2022 trình Bộ Công an ghi nhận Mô hình “Quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hoà nhập cộng đồng” trên địa bàn xã Vi Hương, huyện Bạch Thông để nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Duy trì 35 mô hình “Dân vận khéo”, các mô hình trong lực lượng Công an tỉnh đã phản ánh được dân vận khéo trong thực hiện công tác chuyên môn của từng đơn vị, địa phương. Đến nay, đã bố trí 556 đồng chí Công an xã tại 102 xã, thị trấn. Duy trì 1.131 Công an viên bán chuyên trách tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.
Thực hiện Đề án 06- Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2023) ngày 06/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bắc Kạn đã thành lập 1.409 tổ công tác thực hiện Đề án trong toàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành 77 văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần tạo nên sự thành công hoàn thành các nhiệm vụ của Chính phủ đề ra. Tính đến ngày 12/12/2022, tỉnh Bắc Kạn có 1.323 dịch vụ công trực tuyến đã được tích hợp trên cổng dịch vụ công Quốc gia. Việc thực hiện dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên môi trường điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết thủ tục hành chính cho người dân nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người dân, từng bước nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp và phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
Đến nay, Công an tỉnh đã cấp 252.554/250.814 CCCD và tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ 14 tuổi đạt 106,7% chỉ tiêu giao. Cấp giấy chứng nhận và cấp phép sử dụng 445 con dấu, thu hồi 385 con dấu hết giá trị sử dụng; Kiểm tra 1.203 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, xử phạt 42 trường hợp, số tiền 48,55 triệu đồng. Tổ chức vận động, thu hồi 334 khẩu súng các loại, 97 viên đạn quân dụng, 149 viên đạn ghém, 35 kg đạn chì, 03 lựu đạn, 06 kíp nổ…
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận của các đơn vị, địa phương điển hình tiên tiến, tập trung đánh giá những thành tích đạt được, trao đổi sáng kiến, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp vận dụng để thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Đồng chí Nguyễn Đăng Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 138 tỉnh biểu dương và đánh giá cao kết quả trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, ngày càng được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, thu hút sự quan tâm ủng hộ, hưởng ứng thực hiện của đông đảo nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, đã bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của từng địa phương và góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Triển khai Đề án 78 của Thủ tướng Chính phủ theo đúng lộ trình đề ra, mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình (lực lượng Công an thành lập 05 tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn để tuyên tuyền, đấu tranh) thực hiện có hiệu quả. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự gắn với các giải pháp ứng dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân; các tiện ích từ Đề án 06 của Chính phủ phục vụ công tác quản lý xã hội và phòng, chống tội phạm. Đồng chí đề nghị, năm 2023 các đơn vị cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ công tác trọng tâm: Nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình an ninh trật tự ở cơ sở nói riêng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để phát sinh thành điểm nóng, phức tạp, kéo dài. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương cần bám sát các nhiệm vụ đã được phân công tại chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh; coi trọng công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, cải cách thủ tục hành chính; gắn bó hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ an ninh trật tự. Đổi mới hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc bảo đảm thiết thực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng lĩnh vực, địa bàn, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo ANTT ở địa phương. Vận động nhân dân chủ động phát hiện, tố giác tội phạm, tham gia giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa người vi phạm pháp luật, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Công an tỉnh cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu, hướng dẫn xây dựng phong trào; chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc tình hình, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với âm mưu, hoạt động, chống phá của các thế lực thù địch, các đối tượng phản động; tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, nhất là tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm kinh tế, buôn lậu, sử dụng công nghệ cao…
Tại hội nghị, đã có 9 tập thể, 01 cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen; 6 tập thể được Bộ Công an tặng Bằng khen; 28 tập thể, 13 cá nhân được Giám đốc Công an tỉnh tặng Giấy khen có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ./.