Quyết định cũng quy định định mức tài chính đối với các hoạt động hỗ trợ như sau:
1. Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo quy định tại Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17-9-2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 5-2-2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 7/2007/NĐ-CP ngày 12-1-2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý.
2. Hỗ trợ học phí cho viên chức của trung tâm tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa phương ít nhất 2 năm kể từ khi đi đào tạo về: Theo mức học phí hiện hành của cơ sở đào tạo công lập với số lượng hỗ trợ tối đa 2 người/trung tâm/năm; tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý: 80.000.000 đồng/1 lớp/trung tâm/năm.
3.Truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn:
a) Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý: 20.000.000 đồng/trung tâm;
b) Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên đài truyền thanh xã: biên soạn nội dung: 500.000 đồng/1 số/6 tháng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chi phí phát thanh: 500.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/quý (6 lần/quý);
c) Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở (chi cho báo cáo viên, chi công tác phí, chi hành chính và các chi phí khác theo quy định): 2.000.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/1 lần/năm.
Tác giả: Ban Bạn đọc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn