Chắc hẳn các bạn có để ý, khi đăng nhập Facebook, Twitter... hoặc nhiều trang web khác thì trình duyệt sẽ hiển thị kết nối qua:
Vậy các bạn có biết rõ Akamai là gì không? Tại sao nó xuất hiện trên máy tính? Nó có an toàn hay không? Hãy cùng Quản Trị Mạng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Khi tiến hành tìm kiếm các thông tin về Akamai trên Google hoặc nhiều Search Engine khác thì chúng ta sẽ nhận được câu trả lời, thông tin về Akamai Technologies, Inc là hệ thống mạng lưới CDN - Content Delivery Network, Cloud Service Provider. Hiểu nôm na rằng Akamai là trung gian, chuyên cung cấp giải pháp CDN cho người dùng, giúp hệ thống website tăng tốc tải nội dung, data.
Hoàn toàn không, các bạn có thể tham khảo phần FAQ về Akamai tại đây. Khi người dùng truy cập vào Facebook, Twitter... thì hệ thống sẽ yêu cầu các dữ liệu đi kèm với các tài khoản đó như ảnh, video, avatar, tin nhắn, link... nói tóm lại là toàn bộ dữ liệu liên quan. Và để tăng tốc độ truy xuất của người dùng đến với máy chủ của Facebook, giải pháp CDN sẽ được triển khai, Akamai sẽ giúp quãng thời gian này giảm xuống đáng kể.
Chắc các bạn sẽ băn khoăn rằng hệ thống của Facebook khủng, rất khủng vậy tại sao phải dùng đến trung gian CDN của Akamai để làm gì? Để trả lời, bạn hãy thử tưởng tượng xem 1 tài khoản Facebook sẽ có bao nhiêu dữ liệu nhé:
Đó là 1 người dùng, còn Facebook có khoảng vài trăm triệu người dùng như vậy, trong cùng 1 thời điểm thì lượng dữ liệu được yêu cầu xử lý là rất lớn. Do vậy CDN là giải pháp gần như là bắt buộc.
Bên cạnh việc đi cùng với Facebook, Twitter... thì nếu bạn cài đặt phần mềm từ nhiều nguồn khác nhau, downloader... cũng sẽ xuất hiện các Process của Akamai trong máy tính. Vậy nếu bạn không thích dùng, không thích sự xuất hiện của Akamai trong máy tính thì gỡ chương trình đó đi cũng không ảnh hưởng gì cả (vì đó không phải phần mềm độc hại).
Để tạm dừng các dịch vụ của Akamai thì bạn làm theo các bước:
Để gỡ bỏ Akamai thì:
Để xóa thư mục bộ nhớ tạm - Cache của NetSession, các bạn mở:
Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trên đây có thể giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc về hiện tượng Akamai trên máy tính. Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Tuấn Anh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn