Virus máy tính và virus sinh học có gì giống nhau?

Thứ sáu - 17/07/2020 01:27
Virus sinh học luôn là mối đe dọa mạnh mẽ đối với nhân loại. Không có gì lạ khi virus trở thành một mô hình vũ khí lý tưởng trong một thế giới hoàn toàn khác - thế giới lập trình.

Virus sinh học luôn là mối đe dọa mạnh mẽ đối với nhân loại. Không có gì lạ khi virus trở thành một mô hình vũ khí lý tưởng trong một thế giới hoàn toàn khác - thế giới lập trình. Các virus máy tính đầu tiên được tạo ra vào những năm 1970. Bắt đầu chỉ là những trò đùa, virus đã phát triển và trở thành một mối đe dọa lớn đối với sự ổn định của mạng máy tính trên toàn thế giới. Khi xem xét kỹ càng virus sinh học và virus máy tính, bạn sẽ thấy chúng có sự giống nhau đến lạ lùng.

Chúng ta không biết hai loại virus này sẽ tạo ra thách thức nào trong tương lai. Nhưng hiểu được cách chúng lây nhiễm, các triệu chứng, cách virus lây lan và thiệt hại chúng có thể gây ra sẽ giúp ta có những biện pháp ứng phó phù hợp.

Những điều cơ bản về virus máy tính và sinh học

Hãy bắt đầu với những điều cơ bản:

Virus trông như thế nào?

Virus sinh học

Virus máy tính và virus sinh học có gì giống nhau?
Đây là hình ảnh kính hiển vi điện tử của các phân tử SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Cororna.

Virus máy tính

Virus máy tính và virus sinh học có gì giống nhau? - Ảnh minh hoạ 2
Đây là một đoạn code của Melissa - một loại virus máy tính lây lan qua email khét tiếng vào năm 1999.

Chúng có thể trông rất khác nhau, nhưng về cơ bản chúng đều là một chuỗi mã. Trong cả hai trường hợp, mã này là một hướng dẫn mà các virus sẽ tuân theo.

Những điểm tương đồng khác là gì?

Virus sinh học

  • Chỉ tái tạo bên trong các tế bào của một sinh vật sống.
  • Tái tạo bên trong một sinh vật trong một khoảng thời gian mà không có bất kỳ triệu chứng nào; được gọi là thời kỳ ủ bệnh.
  • Có thể tạo ra các bản sao đột biến có khả năng kháng kháng thể và thuốc.
  • Có thể tấn công và/hoặc làm tổn hại hệ thống miễn dịch để bảo vệ bản thân.

Virus máy tính

  • Tái tạo bằng cách sao chép chính nó vào các chương trình máy tính khác.
  • Có thể được lập trình để gây hại chỉ sau một sự kiện nhất định, như ra mắt ứng dụng.
  • Có thể thay đổi code trong các bản sao để tránh bị phần mềm diệt virus phát hiện.
  • Có thể chặn phần mềm diệt virus - chẳng hạn như GandCrab.

Cả hai loại virus này đều chỉ là một trong những mối đe dọa trong thế giới tương ứng của chúng. Cùng với virus sinh học, còn có vi khuẩn, nấm và nhiều loại vi trùng khác. Tương tự, virus máy tính chỉ là một loại phần mềm độc hại - các chương trình máy tính nguy hiểm. Tuy nhiên, mọi người thường gọi tất cả các chương trình có hại bằng từ phổ biến là virus. Trong thực tế, virus cổ điển không mấy phổ biến. Nhiều vụ tấn công mạng khét tiếng được gây ra bởi worm máy tính, họ hàng gần của virus, dễ lây nhiễm và độc lập hơn.

2 loại virus bùng phát tương tự nhau ra sao?

Đã có nhiều đợt bùng phát các bệnh do virus và phần mềm độc hại máy tính trong lịch sử (một số trường hợp gây ra thiệt hại khủng khiếp). Tất nhiên, dịch bệnh do virus sinh học gây ra tác động nghiêm trọng hơn. Bệnh đậu mùa, cúm Tây Ban Nha, AIDS, Ebola và COVID-19 chỉ là một số bệnh do virus gây ra làm chấn động thế giới.

Mặc dù virus máy tính không gây chết người, cũng không để lại hậu quả nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm trên toàn cầu. Ví dụ, vào năm 2010, virus Stuxnet đã gây ra thiệt hại đáng kể cho chương trình hạt nhân của Iran. Năm 2008, worm Conficker lây nhiễm vào mạng máy tính của Hải quân Pháp, buộc máy bay của nước này phải hạ cánh. Worm MyDoom đã gây thiệt hại hơn 38 tỷ đô la - có thể so sánh với thiệt hại kinh tế toàn cầu trị giá 40 tỷ đô la do sự bùng phát của virus SARS năm 2002 - 2004.

Nhìn vào những lần virus sinh học và phần mềm độc hại trên máy tính phát tán, có thể thấy một số điểm tương đồng. Cả hai loại virus đều lây lan qua một số kiểu tiếp xúc, dẫn đến việc lây nhiễm với số lượng lớn:

Bùng phát virus sinh học

Virus máy tính và virus sinh học có gì giống nhau? - Ảnh minh hoạ 3
Đây là những trường hợp mắc bệnh Ebola trong đợt dịch bệnh 2014-2015 ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.

Bùng phát virus máy tính

Virus máy tính và virus sinh học có gì giống nhau? - Ảnh minh hoạ 4
Đây là những trường hợp nhiễm virus Code Red trong đợt bùng phát đầu tiên vào năm 2001.

Trong các ví dụ trên, virus Code Red đã lây nhiễm hơn 350.000 máy tính trong vòng chưa đầy 24 giờ, trong khi virus Ebola ảnh hưởng đến hơn 25.000 người trong hơn một năm. Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm không giống nhau, nhưng mô hình chung đều tương tự: Việc lây nhiễm bắt đầu từ những điểm đơn lẻ và nhanh chóng trở nên lan rộng (bạn có thể thấy sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong cả hai biểu đồ trên).

Yếu tố quan trọng là phải ngăn chặn virus ngay từ đầu, làm giảm đáng kể thiệt hại. Điều này dẫn chúng ta đến một vài kết luận quan trọng.

Kết luận

Mặc dù virus sinh học và virus máy tính có những điểm tương đồng, nhưng tất nhiên, chúng vẫn có những khác biệt đáng kể về cách hành xử và phương pháp được áp dụng để xử lý.

Điều quan trọng cần nhớ là con người có khả năng kháng virus mà hầu hết các thiết bị không có. Hệ thống miễn dịch của chúng ta là một công cụ hiệu quả đánh bại hầu hết sự tấn công của các loại virus.

Đối với các thiết bị, ta cần trang bị cho chúng hệ thống bảo vệ riêng, như một phần mềm diệt virus đáng tin cậy. Đồng thời, hãy luôn chú ý đến các bản cập nhật quan trọng để đảm bảo phần mềm có thể chạy trơn tru và duy trì hiệu quả chống lại các virus mới nhất.

Nguồn tin: quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây