Đây là một trong những công việc quan trọng nhằm chuẩn bị cho “Ngày hội trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” diễn ra từ ngày 11-13/6; đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI 2017 với sự tham gia của 17 dân tộc thiểu số đến từ 14 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Để chuẩn bị cho lễ hội này, gần 1 tháng qua, nghệ nhân của 10 xã đã hoàn thiện các công đoạn chế tác, trang trí cho hai cây nêu. Trong hai cây nêu này, một cây sẽ được trồng tại làng truyền thống Cơtu ngay tại trung tâm huyện và một cây sẽ trồng tại làng trung tâm pơmu (xã Axan), phục vụ du khách tham quan du lịch quần thể cây di sản pơmu.
Cây nêu được trồng tại làng truyền thống Cơtu cao 6,3m, được các nghệ nhân chế tác công phu từ cây dỗi đá và được vận chuyển từ rừng về phục dựng tại đây. Tại buổi lễ, đồng bào Cơtu đã tổ chức cúng Giàng và tổ chức múa tung tung - da dá, đánh trống chiêng với sự tham gia của trên 100 diễn viên của hai xã Lăng, A Tiêng và các nghệ nhận của 10 xã trên địa bàn huyện.
Ông Alăng Bưng (Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tây Giang) cho biết, lễ hội lần này là khâu chuẩn bị rất quan trọng nhằm kiểm tra lại toàn bộ quy trình nghi thức của lễ dựng cây nêu sắp tới. Điều quan trọng là vì phong tục tập quán của người Cơtu bao đời nay việc dựng cây nêu phải đi đôi với nghi thức cúng Giàng và đâm trâu. Do thời gian lễ chính thức bỏ qua các sự kiện chính này nên hôm nay chúng tôi làm trước; trước là cúng thần linh, sau là đãi dân làng, cảm ơn và động viên họ tham gia sự kiện văn hóa quan trọng này.
Buộc trâu vào cây nêu chuẩn bị lễ cúng tế Giàng, con trâu là vật tế không thể thiếu trong buổi lễ dựng cây nêu
Trẻ em Cơtu cũng tham gia lễ hội với trang phục truyền thống, văn hóa Cơ tu có tính kế thừa và phát triển
Phục dựng cây nêu
Tác giả: Đ.Hiệp-C.Bính
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn