Nhóm cổ vật công cụ lao động bằng đồng như: Rìu xòe cân, thuổng, rìu lưỡi xéo là những hiện vật đặc trưng của của văn hóa Đông Sơn được người dân phát hiện tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân và các vùng lân cận di chỉ khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi là nơi giao lưu giữa văn hóa Sa Huỳnh và Đông Sơn ở cực Bắc Việt Nam, có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm.
Còn các cổ vật đồ dùng sinh hoạt bằng gốm như: bát, đĩa, thạp, bình, bình vôi được tráng men trắng vẽ lam, men ngà… có niên đại thời Trần, Lê và Nguyễn, phần lớn còn nguyên vẹn.
Trong số đó, có hiện vật đặc biệt giá trị là chiếc đĩa tráng men ngọc, ở giữa lòng đĩa trang hoa sen nhiều cánh đều nhau đặc trưng thời Trần; hay chiếc bình có nắp men ngà thời Lê phát hiện tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà.
Đây là những bộ cổ vật có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ; giúp các nhà khảo cổ có bằng chứng nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Nghi Xuân và Lộc Hà.
Tác giả: Xuân Sinh
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn