Trước đó vào cuối tháng 3/2017, anh Hồ Huy Muôn (trú taị xóm Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) trong quá trình đào đất làm đường ống nước tưới tiêu trồng rau sạch trên cánh đồng cửa Đền (xã Thuần Thiện) vừa phát hiện nhiều hiện vật gốm sứ cổ.
Nhóm hiện vật trên bao gồm 12 chiếc đĩa và 1 chiếc bát. Đĩa có kích thước lớn nhất cao 7-8cm, đường kính miệng 20cm, hai chiếc đĩa phủ lớp men màu da lươn, ở giữa lòng đĩa được tạo dáng hoa văn 5 dấu chấm tròn. Đặc biệt có một chiếc đĩa phủ men màu ngọc xanh, ở trong lòng đĩa tạo dáng hoa văn khắc chìm hình hoa sen, phía ngoài hình lá sen cách điệu. Hai chiếc đĩa phủ men màu ngà trắng đục, lòng đĩa trang trí hoa văn hình mây khắc chìm.
Các nhà khảo cổ học Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh bước đầu xác định nhóm hiện vật này có niên đại thời Lê (đầu thế kỷ XV).
“Đây là đặc trưng của loại hình gốm sứ cổ với kỹ thuật chế tác, hoa văn và các lớp men trang trí đồ gốm sứ cổ có niên đại cuối thời Trần, đầu thời Lê (thế kỷ XIV - XV)” - ông Hạnh cho biết.
Được biết, trước đó, một số người dân địa phương nơi đây cũng đã phát hiện rất nhiều hiện vật có cùng niên đại tương đồng.
Hiện Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đang tổ chức thám sát thăm dò khai quật khảo cổ học một số địa điểm có liên quan đến sự phân bố các cổ vật mà người dân đã phát hiện nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Tác giả: Tiến Hiệp
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn