40 học sinh trường Bùi Thị Xuân - Đà Lạt mở màn lung linh với lụa Bảo Lộc, sóng nước hồ Xuân Hương, tháp chuông, thuyền hoa và những áng mây chiều mùa đông phố núi.
Với bộ sưu tập của mình, NTK Cao Duy muốn diễn đạt hình ảnh nam tính, phong độ qua chất liệu vải tussar. Đây là một chất liệu được Nhật Minh Silk nghiên cứu trong nhiều năm qua.
Vẻ điển trai sành điệu và rất thanh lịch của những thanh niên đầu thế kỷ thứ 20 được Cao Duy tái hiện vào BST cho những thanh niên thời đại 4.0.
Vẫn là vẻ lãng tử vốn có, nhưng Cao Duy và Nhật Minh Silk phối hợp để cho ra đời một phong cách của thời đại.
Những cô gái thành thị của Cao Duy cũng trở nên sang trọng hơn với phong cách tối giản.
Veston đang trở lại và quá "lợi hại" khi veston được thiết kế trên nền vải tussar của Nhật Minh Silk, chứng minh rằng lụa vẫn là chất liệu cao cấp nhất trong lãnh vực thời trang.
Đối lập với phong cách của NTK Cao Duy chính là vẻ mong manh của NTK Nguyễn Thúy.
Chất liệu lụa chiffon của Hà Bảo Silk khắc họa vẻ đẹp nữ tính tuyệt đối.
Có thể nói những đường tơ hòa quyện với đường mây bên hồ Xuân Hương đã làm nao lòng và giữ chân khán giả Đà Lạt.
Những chiếc nón với kỹ thuật cho con tằm tạo hình trên hình khối một chiếc nón của Nhật Minh Silk có giá trị hơn một chiếc nón che nắng thông thường. Đó chính là bảo vệ và dưỡng tóc bằng keo tằm nhả tơ.
Một cuộc gặp gỡ "hẹn hò" của những NTK và những nhà sản xuất Lụa Bảo Lộc đã làm cho cuộc sống thăng hoa.
Họ đã cống hiến cả một cuộc đời cho con đường tơ lụa Việt Nam, ngày hôm nay những người làm lụa đã có thêm những NTK yêu nghề đồng hành với lụa.
Điều này cho chúng ta hy vọng về tương lai của lụa Việt Nam nhanh chóng lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng bởi họ đã xuất hiện bằng chính chân dung của những người tận tụy, giàu sáng tạo dành cho lụa.