NTK Minh Hạnh chia sẻ về vị trí thời trang trong văn hoá toàn cầu hiện nay

Thứ năm - 19/09/2019 12:05
(Dân trí) - PV báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với NTK Minh Hạnh, một trong 5 diễn giả được mời tham dự cuộc hội thảo với chủ đề "Sự tồn tại cùng phát triển của các nền văn hoá Châu Á tại Fukuoka Nhật Bản".
NTK Minh Hạnh chia sẻ về vị trí thời trang trong văn hoá toàn cầu hiện nay

Không gian khán phòng hội thảo.

Xin chị cho biết mục đích của cuộc hội thảo này?

NTK Minh Hạnh: Nhân kỷ niệm 30 năm Giải thưởng Fukuoka, ban tổ chức mời những người đã đoạt giải sẽ gửi thông điệp trực tiếp tới người dân về việc bảo tồn và kế thừa các nền văn hóa độc đáo và đa dạng cũng như tạo ra một nền văn hóa mới ở khu vực châu Á, để hiện thực hóa các xã hội châu Á bền vững. 

NTK Minh Hạnh chia sẻ về vị trí thời trang trong văn hoá toàn cầu hiện nay - Ảnh minh hoạ 2

NTK Minh Hạnh cùng diễn giả người Thái Lan.

Tạo ra lối suy nghĩ và lối sống được chuẩn hóa cân bằng cũng đã được lan truyền trong khu vực châu Á do xu hướng toàn cầu hóa tiến bộ và phát triển xã hội nhanh chóng trên toàn thế giới.

Chị đã giới thiệu văn hoá Việt thông qua thời trang như thế nào trong chủ đề Toàn cầu hoá văn hoá ?

NTK Minh Hạnh: Đây là một đề tài “nặng ký” vì mang tính toàn cầu, và đây cũng là cơ hội tốt để có thể trình bày về những phát triển văn hoá cụ thể của Việt Nam trong lĩnh vực thời trang và những giải pháp để phát triển ngành nghề.

Cuộc hội thảo kéo dài trong 2h dưới sự chứng kiến của Hoàng thái tử Akishino và công nương, thị trưởng TP.Fukuoka cùng 200 nhân vật có ảnh hưởng về kinh tế và văn hoá giáo dục của Nhật Bản.

Với tôi đây là một cơ hội để giới thiệu những vốn quý của Viêt Nam mà tôi đã đúc kết được.

NTK Minh Hạnh chia sẻ về vị trí thời trang trong văn hoá toàn cầu hiện nay - Ảnh minh hoạ 3

NTK Minh Hạnh trong chiếc áo dài bằng vải dệt tay của người dân tộc Mông có hoạ tiết "phụng" thêu tay bằng sợi tơ.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, tôi nhận thấy, xu thế chung của các nước là mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống bằng những hoạt động cụ thể và có hiệu quả về kinh tế, có sự nối tiếp của các thế hệ và phát huy bằng sự sáng tạo.

Đây là bài toán không chỉ của riêng Việt Nam mà chính là cả thế giới phải bảo tồn và phát huy bản sắc của mỗi dân tộc.

Sự liên kết giữa các nền văn hoá sẽ cho ra đời một nền văn hoá chung của nhân loại mà vẫn không mất đi bản sắc của mỗi quốc gia.

Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?

Mỗi diễn giả có đề xuất những giải pháp khác nhau. Với tôi, tôi tập trung vào nền tảng giáo dục và những trải nghiệm cho giới trẻ. Làm sao giới trẻ cảm nhận được cuộc sống của thời đại bằng lăng kính của bản sắc.

NTK Minh Hạnh chia sẻ về vị trí thời trang trong văn hoá toàn cầu hiện nay - Ảnh minh hoạ 4

Địa điểm cuộc hội thảo là trung tâm hội nghị Fukuoka.

Năm nay giải thưởng lớn Fukuoka Prize trao choRandolf DAVID , Nhà xã hội học công cộng Giáo sư danh dự, Đại học Philippines. Giải Academi trao cho Leonard BLUSSÉ - Nhà sử học Hà Lan. Chuyên gia về lịch sử Đông Nam Á, Giáo sư danh dự, Đại học Leiden, Nghiên cứu viên danh dự, Toyo Bunko. Giải thưởng Art & Culture là SATO Makoto. Giám đốc sân khấu nghệ thuật, Nhà hát công cộng Za-Koenji.

Fukuoka là thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất của Nhật Bản và là thành phố kiên định trong việc phát triển kinh tế phải song song với văn hoá.

NTK Minh Hạnh chia sẻ về vị trí thời trang trong văn hoá toàn cầu hiện nay - Ảnh minh hoạ 5

Không gian bên trong sảnh được trang trí bằng hình ảnh của những diễn giả và 115 nhân vật được vinh dự nhận giải Fukuoka Prize.

Có một phát biểu của thị trưởng Fukuoka Soichiro Takashima mà tôi rất tâm đắc: "Dùng tiền làm động lực sẽ trở nên lỗi thời và không hiệu quả, nó sẽ không có tương lai. Điều quan trọng nhất là khuyến khích một môi trường kinh doanh thân thiện, bãi bỏ những quy định lỗi thời cứng nhắc".

NTK Minh Hạnh chia sẻ về vị trí thời trang trong văn hoá toàn cầu hiện nay - Ảnh minh hoạ 6

Những tài liệu giới thiệu diễn giả. 

NTK Minh Hạnh chia sẻ về vị trí thời trang trong văn hoá toàn cầu hiện nay - Ảnh minh hoạ 7

Một số đại biểu cùng tham gia hội thảo "Sự tồn tại cùng phát triển của các nền văn hoá Châu Á tại Fukuoka Nhật Bản" có: ông Kidlat Tahimit - người được gọi là "cha đẻ của điện ảnh độc lập Philippines" - từng được Tổng thống Philippines trao tặng Huân chương Nghệ sĩ Quốc gia năm 2018.

Pasuk Phongpaichit & Chris Baker là trí thức nổi tiếng quốc tế và họ sử dụng phân tích đa ngành và toàn diện về những thay đổi xã hội mà Thái Lan đã trải qua, một phân tích dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp trí tuệ phương Tây và phương Đông và phương pháp luận của khoa học xã hội và nhân văn đã bổ sung thêm chuyên sâu về nghiên cứu học thuật, trong cả vấn đề và phương pháp luận, theo cách thức mới mẻ và khác biệt của châu Á.

Suehiro Akira là một trong những học giả hàng đầu Nhật Bản về nghiên cứu kinh tế châu Á. Các công trình học thuật của ông, được thành lập dựa trên các nghiên cứu về nền kinh tế Thái Lan, đã làm sáng tỏ quá trình công nghiệp hóa trên toàn châu Á. Ông cũng đã đóng góp cho việc tổ chức các nghiên cứu châu Á và đào tạo thế hệ các nhà nghiên cứu trẻ.

 PV 

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây