Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán

Thứ sáu - 19/06/2020 02:45
(Dân trí) - Mộ cổ của hai cô hầu Tả quân Lê Văn Duyệt bị sơn vẽ đủ màu sắc sặc sỡ, những người buôn bán treo quần áo, xả rác. >> >>
Bí ẩn hai ngôi mộ cổ trăm năm tuổi ở Sài Gòn ít người biết
Hai ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt cùng phu nhân nằm trong khuôn viên Lăng Ông - khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đã nổi tiếng từ lâu. Tuy nhiên, ít người biết ở đây còn có hai ngôi mộ của hai người hầu thân tín của Tả quân.
 
Mặc dù không có ghi chép nào cụ thể về tên tuổi và nhân thân của hai người hầu này nhưng nhiều người lớn tuổi trông coi Lăng Ông cho biết đây là hai người hầu mà Tả quân rất thương quý. 
 
Dù là mộ cổ nhưng hiện nay hai ngôi mộ này đang bị thả nổi không được chăm sóc, bị người dân buôn bán chiếm dụng tường rào làm nơi máng quần áo, cửa ra vào vứt đầy chén dĩa...
 
Ngôi mộ của người hầu thứ nhất nằm trong khu đất số 129 đường Đinh Tiên Hoàng, có diện tích khoảng 164m2, được cho là xây dựng cuối thế kỷ 19.
 
Mộ được xây kiên cố, có lối kiến trúc độc đáo. Hình thức có bình phong tiền, bình phong hậu, nấm mộ, trụ búp sen và thành mộ, xung quanh có tường và cổng bảo vệ.
 
Tuy nhiên, do không được quản lý chặt chẽ nên người dân tự ý sơn vẽ đủ màu sắc.
Ngôi mộ cổ của người hầu thứ hai nằm bên hông chợ Bà Chiểu, bên trái lăng Tả quân Lê Văn Duyệt. Ngôi mộ này có kiến trúc và hình thức giống ngôi mộ thứ nhất.
 
Dù giữ nguyên được màu sắc nguyên vẹn, nhưng phía ngoài cổng ngôi mộ bị người buôn bán chiếm dụng trông rất nhếch nhác.
Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán

Di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu là địa điểm nổi tiếng, được nhiều người dân và du khách biết đến.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 2

Tuy nhiên, ít người biết hai ngôi mộ của người hầu Tả quân Lê Văn Duyệt đã tồn tại hàng trăm năm.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 3

Ngôi mộ thứ nhất nằm ở đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 4

Tuy nhiên, mộ cổ đã bị sơn vẽ lại đủ màu sắc nhìn rối rắm.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 5

Người dân thường xuyên thắp nhang nên bên trong mộ luôn sạch sẽ.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 6

Hiện nay, ngôi mộ đang bị thả nổi.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 7

Phía trước đặt nhiều đồ vật của người đến cúng

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 8

Diện mạo ngôi mộ đã bị thay đổi khá nhiều.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 9

Ngôi mộ thứ hai nằm bên hông chợ Bà Chiểu bị các tiểu thương tận dụng làm nơi buôn bán.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 10

Lối vào mộ cổ bị chiếm dụng, vứt chén dĩa.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 11

Bên trong ngôi mộ thứ hai vẫn còn giữ nguyên hình dạng và màu sắc xưa.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 12

Đội bảo vệ di tích Lăng Ông thường xuyên quét dọn.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 13

Mộ được xây kiên cố, có lối kiến trúc độc đáo. Hình thức có bình phong tiền, bình phong hậu, nấm mộ, trụ búp sen và thành mộ, xung quanh có tường và cổng bảo vệ.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 14

Tuy nhiên, ngôi mộ này từ lâu đã không còn nhang khói.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 15

Hai ngôi mộ không có bia đá ghi tên tuổi.

Mộ cổ trăm năm bị sơn vẽ, chiếm dụng làm chỗ buôn bán - Ảnh minh hoạ 16
 Một vấn đề mà người dân quan tâm hiện nay là mộ của hai cô hầu Tả quân Lê Văn Duyệt nằm ngoài khuôn viên Lăng Ông, phần đất của 2 ngôi mộ này đang có dự án sắp thực hiện. Vậy số phận của 2 ngôi mộ này sẽ ra sao? 

Trả lời về việc này, ông Hoàng Nghị - Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa - Thể Thao TPHCM cho biết, di tích lăng Lê Văn Duyệt là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia. Khu vực bảo vệ di tích được giới hạn bảo vệ bởi 4 tuyến đường là Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Vào thời điểm xếp hạng di tích, mộ hai cô hầu không có trong hồ sơ xếp hạng. Vì vậy, 2 ngôi mộ này được Sở VHTT báo cáo UBND thành phố đưa công trình vào Danh mục kiểm kê di tích, để làm cơ sở cho việc bổ sung mộ 2 cô hầu vào hồ sơ xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia. 

Sở VHTT đã giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích - đơn vị có chức năng thực hiện lập hồ sơ xếp hạng di tích tham mưu, đề xuất bổ sung mộ 2 cô hầu vào hồ sơ xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia lăng Lê Văn Duyệt. Hiện nay, mộ 2 cô hầu đã tiến hành khoanh vùng khu vực bảo vệ (dự kiến), từ mép mộ giới hạn ra 5m.

Trong thời gian tới sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng xếp hạng di tích thành phố và UBND thành phố để xem xét đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét điều chỉnh, bổ sung.
Băng Châu


 Nguyễn Quang

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây