Khai quật phế tích tháp Xuân Mỹ thu 525 hiện vật thế kỷ XI-XII

Thứ sáu - 25/10/2019 03:59
(Dân trí) - Bảo tàng tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức báo cáo kết quả khai quật phế tích tháp Xuân Mỹ (ở xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định).
Khai quật phế tích tháp Xuân Mỹ thu 525 hiện vật thế kỷ XI-XII

Khai quật phế tích tháp Xuân Mỹ thu 525 hiện vật thế kỷ XI-XII

Theo các nhà khảo cổ học, khu vực khai quật được tiến hành trên tổng diện tích 146 m2. Kết quả đã làm rõ hệ thống nền móng kiến trúc tháp Champa tại tháp Xuân Mỹ. Trong đó, có móng hệ thống vòm cửa, mặt tường móng chân đế phía đông tháp, mặt tường móng chân đế phía nam, hệ thống hố thiêng trong lòng tháp.

Đồng thời, cuộc khai quật thu được 525 hiện vật chất liệu đá và đồ đất nung như: gạch, lá nhĩ gốm, chốt khóa đỉnh vòm cửa, phù điêu Makara, gốm trang trí, phù điêu động vật, ngói, đồ gốm sứ...

Khai quật phế tích tháp Xuân Mỹ thu 525 hiện vật thế kỷ XI-XII - Ảnh minh hoạ 2
Gốm trang trí điểm góc 2 mặt.

Đoàn khai quật nhận định tháp Xuân Mỹ có quy mô kiến trúc khá lớn (có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh khoảng 12,2 m), có khả năng được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, dưới triều vua Jaya Harivarman 1 (năm 1143 - 1170).

Các nhà khảo cổ cũng cho rằng, với quy mô kiến trúc to lớn, trang trí mỹ thuật đẹp, được xây dựng tại cửa ngõ kinh đô Vijaya, đã phần nào phản ánh lịch sử Vijaya thời kỳ này. Đây là thời kỳ ổn định về xã hội, kinh tế phát triển, tạo nên sức sống mới sau những biến động lịch sử.

Khai quật phế tích tháp Xuân Mỹ thu 525 hiện vật thế kỷ XI-XII - Ảnh minh hoạ 3
Khai quật phế tích tháp Xuân Mỹ thu 525 hiện vật thế kỷ XI-XII - Ảnh minh hoạ 4
Khai quật phế tích tháp Xuân Mỹ thu 525 hiện vật thế kỷ XI-XII - Ảnh minh hoạ 5

525 hiện vật chất liệu đá và đồ đất nung như: gạch, lá nhĩ gốm, chốt khóa đỉnh vòm cửa, phù điêu Makara, gốm trang trí, phù điêu động vật, ngói, đồ gốm sứ... được phát hiện.

Phế tích tháp Xuân Mỹ được xây dựng theo truyền thống kế thừa tinh hoa nghệ thuật kiến trúc tháp Champa, kết hợp với sử dụng vật liệu mới từ văn hóa Khmer, đã phản ánh mối quan hệ mở rộng dưới vùng đất Vijaya với các nền văn hóa bên ngoài, tiếp thu có chọn lọc làm giàu bản sắc văn hóa Champa trong lịch sử.

Doãn Công

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây