Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định

Thứ bảy - 28/10/2017 02:42
Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Kinh thành đã phát hiện được khuôn in hoa văn hình rồng trên gốm cổ tại Gò Cây Me (thôn Đại Bình, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, Bình Định).

Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định

Ngày 27/10, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Định đón tiếp, đưa các chuyên gia, nhà nghiên cứu quốc tế đến từ 30 nước trên thế giới đi thực địa tại các di chỉ gốm cổ, tháp Champa cổ từ Vương quốc Vijaya tại tỉnh Bình Định.

Việc thực địa các di chỉ gốm giúp các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế có cái nhìn cụ thể sự tồn tại gốm cổ ở Bình Định. Đồng thời, cung cấp những tư liệu và bằng chứng để phục vụ Hội thảo quốc tế “Gốm cổ Bình Ðịnh-Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long-Ðại Việt (thế kỷ XI-XV)” diễn ra vào ngày 28/10 này.

Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định
PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh thành đang giới thiệu về các di chỉ gốm tại Bình Định

Tại đây, PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh thành đã giải thích và giới thiệu những điểm độc đáo về nghệ thuật chế tác gốm tại các di chỉ gốm Gò Sành, Gò cây me, tháp Dương Long, Trường Cửu và gò Cây Me…

Ông Trí cũng đã chỉ ra nhiều phát hiện mới đây tại các di chỉ gốm Bình Định để các chuyên gia, nhà nghiên cứu cần đánh giá lại giá trị nghệ thuật của gốm cổ Bình Định. Đặc biệt là mối quan hệ gốm cổ Bình Ðịnh-Vương quốc Vijaya với kinh đô Thăng Long-Ðại Việt (thế kỷ XI-XV).

“Những phát hiện trên không chỉ thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu, “gốm cổ Bình Định” sẽ còn mời gọi thêm nhiều du khách về Bình Định để được tự mình lần theo con đường gốm cổ để một lần nữa nhìn lại “đô thị” gốm hết sức phong phú từ thế kỷ XIV và thế kỷ XV”- ông Trí cho hay.

Sau hơn 1 tháng khai quật khảo cổ học di chỉ lò gốm Gò Cây Me (thôn Đại Bình, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, Bình Định), do Viện Nghiên cứu Kinh thành chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định, đã phát hiện được hơn 5.000 hiện vật gốm, tập trung chủ yếu ở 3 dòng gốm: hoa nâu, men ngọc, men trắng. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn là các mảnh bình gốm hoa nâu kích thước lớn, trang trí đẹp, có hình rồng in nổi, in chìm… được các nhà nghiên cứu đánh giá cao.

Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 2
Lần đầu tiên các nhà khảo cổ học đã phát hiện khuôn in hoa văn hình rồng trên gốm cổ Bình Định

Đặc biệt, lần đầu tiên đã phát hiện được khuôn in hoa văn hình rồng trên gốm cổ ở Bình Định. Khuôn in bằng gốm tráng men, đã bị nứt bể mất một phần. Tuy nhiên, qua phần thân, chân, đuôi... còn lại của rồng, các nhà khoa học nhận định đây là hình rồng thời Lê Sơ (thế kỷ XV).

Hiện vật này rất có giá trị, góp phần thêm cơ sở khoa học chứng minh các sản phẩm gốm cổ có in hình rồng tương tự như trên khuôn được phát hiện, trưng bày ở các nước Đông Nam Á, Châu Á có nguồn gốc được sản xuất tại lò gốm Gò Cây Me.

Một hiện vật đặc biệt khác là mảnh đế bát men trắng tô nhiều màu, là sản phẩm đồ dùng thường được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê Sơ…

Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 3
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu quốc tế thăm các di chỉ gốm tại Bình Định

Các nhà khoa học còn nhận thấy rằng, các đồ gốm được phát hiện tại các di chỉ gốm ở Bình Định không chỉ được làm để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn sản xuất để xuất khẩu.

Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 4

PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh thành giới thiệu các phát hiện mới trong lần khảo cổ này tại di chỉ gốm ở Gò Cây Me.

Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 5
Tại Gò Cây Me còn nhiều mảnh vỡ của các loại gốm nằm lộ thiên trong vườn nhà dân
Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 6
Một lò gốm được khai quật
Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 7
Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 8
Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 9
Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 10
Chuyên gia quốc tế thực địa các di chỉ gốm ở Bình Định - Ảnh minh hoạ 11
Nhiều hiện vật thu được chứng minh các sản phẩm gốm còn được xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á

Tác giả: Doãn Công

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây