Khả năng kiếm tiền của giới làm phim trong năm 2017
Theo con số do công ty phân tích dữ liệu truyền thông uy tín của Mỹ - comScore - đưa ra mới đây, tổng doanh thu phòng vé thế giới trong năm 2017 đạt mức kỷ lục 39,92 tỷ USD. Con số này tăng 3% so với tổng doanh thu năm 2016 và khiến năm 2017 trở thành năm có tổng thu lớn nhất từng thấy trong lịch sử phòng vé toàn cầu.
Có được điều này là nhờ sự ổn định của thị trường điện ảnh Mỹ (dù tổng thu sụt giảm 2,3% so với năm 2016, xuống còn 11,12 tỷ USD), sự tăng trưởng tốt của thị trường điện ảnh Trung Quốc (tổng thu lên tới 8,6 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2016).
Thị trường điện ảnh Đông Nam Á cũng đang có những dấu hiệu tăng trưởng sôi động với số lượng vé bán ra liên tục tăng qua các năm. Sang năm 2018, những thị trường điện ảnh vốn “khắt khe, kín đáo” ở khu vực Trung Đông cũng sẽ bắt đầu “nhập tiệc” điện ảnh, khi nhiều quốc gia ở khu vực này đã có những điều luật cởi mở hơn đối với hoạt động trình chiếu điện ảnh.
Chuyên gia phân tích truyền thông cao cấp của comScore nhận định: “Ra rạp xem phim đã thực sự trở thành một hoạt động văn hóa - giải trí mang tính toàn cầu. Trải nghiệm với những khuôn hình trên màn ảnh rộng được thúc đẩy bởi hàng loạt những bộ phim ấn tượng ra rạp trong năm 2017, khiến người xem điện ảnh trên khắp thế giới trở nên hào hứng chưa từng thấy”.
Những phim điện ảnh “xưng hùng, xưng bá” ngoài phòng vé năm 2017
Hãng phim Disney và kế hoạch chuyển thể các bộ phim hoạt hình kinh điển của mình sang một thể loại mới - “live-action” (hoạt hình có người thật đóng) - đang diễn ra suôn sẻ vô cùng. Sau khi “Jungle Book” (Cậu bé rừng xanh - 2016) suýt cán mốc doanh thu 1 tỷ USD trên toàn thế giới (966,5 triệu USD), “Beauty and the Beast” (Người đẹp và quái vật) đã làm được điều ấy.
Những bất đồng, trục trặc giữa các ngôi sao tham gia phim cũng không thể nào khiến “cỗ máy kiếm tiền” - loạt phim “Fast & Furious” - giảm sút phong độ. Là một loạt phim “siêu ăn khách” tại nhiều quốc gia trên thế giới, “Fast & Furious” trở thành phim nhất định phải xem của nhiều fan cine mỗi khi ra mắt phần mới.
Phim bắt đầu công chiếu từ giữa tháng 12/2017, cho tới những ngày cuối năm, phim đã kịp lọt vào top những phim có doanh thu lớn nhất năm, dù cho hiện tại, “Star Wars: Jedi cuối cùng” vẫn đang tiếp tục chiếu ngoài rạp và còn đang trong quá trình “hốt bạc”.
2017 không phải một năm tốt đẹp đối với thể loại phim hoạt hình. “Kẻ trộm mặt trăng 3” là phim hoạt hình duy nhất có thể “ăn nên làm ra” trong thế giới điện ảnh năm qua. Những Minion dễ thương vẫn tiếp tục cơn sốt không thể hạ nhiệt trên khắp thế giới.
Việc đưa nhân vật Người Sắt Tony Stark vào chuyện phim đã giúp cho “Người Nhện: Trở về nhà” trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn. Thêm vào đó, nam diễn viên Tom Holland, người đảm nhận vai Người Nhện Peter Parker, đã cho thấy anh là một lựa chọn đúng đắn dành cho vai diễn.
“Chiến lang 2” chủ yếu được yêu thích tại thị trường điện ảnh quê nhà, dù vậy, thế cũng là đủ để bộ phim kiếm bộn tiền từ thị trường tỷ dân. “Chiến lang 2” đã trở thành bộ phim Hoa ngữ có doanh thu lớn nhất mọi thời đại.
“Vệ binh dải ngân hà 2” ra mắt nối tiếp sau thành công của phần 1, phim tiếp tục khai thác những chi tiết ngọt ngào, vui nhộn, pha trộn những nét hấp dẫn quen thuộc của dòng phim siêu anh hùng, tạo nên một công thức giải trí ăn khách ngoài phòng vé.
“Thor: Ragnarok” là phần tiếp theo của “Thor” (2011) và “Thor: The Dark World” (2013). Bộ phim kinh phí lớn của Vũ trụ Điện ảnh Marvel vẫn tiếp tục phát huy sức hút đối với khán giả.
Bộ phim không chỉ được đánh giá cao cả về mặt nghệ thuật và thương mại mà còn được xem là một hiện thân cho nữ quyền trong nền công nghiệp điện ảnh, khi dòng phim siêu anh hùng với sự thống trị của các nhân vật nam vốn đã hốt bạc bấy lâu nay, giờ mới xuất hiện một nữ siêu anh hùng “làm nên chuyện”.
Dù tập phim không đạt doanh thu lớn tại thị trường Mỹ do tính đến nay đã có quá nhiều phần phim “Cướp biển Caribbe” ra rạp, nhưng người yêu điện ảnh thế giới vẫn háo hức ra rạp xem phim.
Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết kinh dị của nhà văn Stephen King được sản xuất với kinh phí chỉ 35 triệu USD, nhưng đã đạt được doanh thu “khủng khiếp” ngoài phòng vé trên khắp thế giới. Chưa có bộ phim kinh dị nào trong lịch sử điện ảnh tạo nên cơn sốt mạnh mẽ và thành công về mặt doanh thu tới như vậy.
Phim không nhận được nhiều lời khen từ giới phê bình và khán giả, dù vậy “Liên minh Công lý” vẫn lọt được vào top 12 phim doanh thu lớn nhất thế giới trong năm 2017. Thực tế, đây là phim kinh phí lớn có doanh thu… tệ nhất do DC sản xuất.
>> “Chiến lang 2” xác lập kỷ lục phòng vé mọi thời đại của Trung Quốc
>> Ngô Kinh ở đâu trước khi được biết đến với “Chiến lang 2”?
>> Tại sao “Chiến lang 2” quá lặng lẽ khi ra rạp nước ngoài?
Tác giả: Bích Ngọc Theo Business Insider/Deadline
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn