Cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hoàng hậu Frédégonde và hoàng hậu Brunhilda (người đứng trên sân khấu) “Vở nhạc kịch có những xung đột mạnh mẽ, hận thù, đặt ra cả những vấn đề về quốc gia, dân tộc, chiến tranh, và đồng thời cũng ẩn chứa những giá trị nhân bản nhất, thuộc về bản chất yêu thương của con người, tình yêu thuần khiết có sức sống mãnh liệt ngay cả khi trái tim được đặt “nhầm chỗ”…” – Sophie Leleu, nữ diễn viên người Pháp trong vai chính - hoàng hậu Frédégonde nói.
Sự lên ngôi của hoàng hậu Frédégonde bắt đầu những cuộc chiến và giết chóc Frédégonde xuất thân là một cô hầu phục vụ cho Audovera, vợ của vua Hilperic và là chị gái của hoàng hậu Brunhilda. Frédégonde giành lấy tình cảm của vua Hilperic và tống Audovera vào tu viện. Đến lượt hoàng hậu Brunhilda cũng bị Frédégonde tiếp tục âm mưu đẩy vào lãnh cung. Mérowig - con trai vua Hilperic được giao nhiệm vụ đưa kẻ thù về tu viện Rouen.
Tình yêu là thứ khó đoán, trái tim con trai vua Hilperic đã trao cho người đáng lẽ phải là kẻ thù không đội trời chung Nhưng chuyến đi về tu viện Rouen đã đột ngột rẽ hướng vì Mérowig rơi vào tình yêu bão táp với hoàng hậu Brunhilda. Quyết bất tuân lệnh cha, Mérowig đã đưa hoàng hậu Brunhilda đến một nơi thật xa để sinh sống. Tình cảm của họ và “liên minh” mới này được thần dân chấp nhận. Ngay cả giám mục Prétextat, dẫu bất an trước cuộc chiến sắp diễn ra nhưng vẫn đồng thuận làm lễ hợp hôn.
Thần dân chấp nhận tình cảm mới nảy sinh dù éo le Nhưng bi kịch là hoàng hậu Frédégonde nhất định phán quyết Mérowig phải chết. Sự độc ác lên đến đỉnh điểm khi bất chấp cả sự cầu xin của giám mục Prétextat, hoàng hậu Frédégonde một mực muốn tiêu diệt Mérowig để sắp đặt sẵn ngai vàng cho dòng tộc của mình trong tương lai.
Ngay cả giám mục Prétextat cũng đồng ý với cuộc hợp hôn ngang trái Bất lực trước sự hèn nhát, đắm chìm của người cha, đau khổ vì sự chối từ chính con trai mình của vua Hilperic, đồng thời luẩn quẩn giữa một bên là ái tình, bên kia là đạo làm con, kết cục, Mérowig đã tự vẫn đau đớn, bỏ lại hoàng hậu Brunhilda cô đơn hoảng loạn giữa cõi đời.
Hoàng hậu Frédégonde tàn nhẫn, lạnh lùng, độc ác phán quyết con trai vua Hilperic phải chết “Yếu tố quan trọng nhất trong nhạc kịch là màu giọng. "Tôi phải nghiên cứu rất nhiều về tính cách của nhân vật, ác độc, khát máu như Frédégonde thì màu giọng phải tối. Phải tìm ra những cực thấp nhất và cao nhất của giọng hát cho nhân vật để diễn tả kịch tính qua giọng hát. Khác với sân khấu kịch nói là diễn biến câu chuyện và tính chất nhân vật sẽ thể hiện qua hành động kịch và lời thoại, ở nhạc kịch tất cả phải biểu hiện qua tiếng hát” – Trả lời phỏng vấn của phóng viên, ca sĩ giọng nữ cao Sophie Leleu, người vào vai nhân vật chính Frédégonde cho biết.
Hoàng hậu Frédégonde quyến rũ ma mị khiến vua Hilperic mê mẩn. Bi kịch cổ điển được dựng lại từ một câu chuyện có thật trong lịch sử nước Pháp. Toàn bộ vở diễn dài hơn hai 120 phút được hát bằng tiếng Pháp, với sự tham gia của nhạc trưởng người Pháp Patrick Souillot, đạo diễn, biên đạo, chuyên gia hướng dẫn ngôn ngữ và một dàn diễn viên nghệ sĩ Pháp.
“Tính hiện đại, đa dạng, và cực kỳ mãnh liệt của vở diễn thu hút công chúng Việt Nam” – Nhạc trưởng Patrick Souillot khẳng định.
“Mỗi lần dựng tác phẩm mới là một thử thách. Mỗi lần có hợp tác mới là một cuộc phiêu lưu. Chúng tôi biết cái đích khó khăn là mang được âm nhạc đẹp của thiên tài người Pháp đến với công chúng Việt. Vở nhạc kịch này được Camile Saint-Saens viết tại Côn Đảo.
Sau 122 năm “say ngủ”, hoàng hậu Frédégonde đã được “đánh thức”. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tìm cách đưa vở nhạc kịch ra trình diễn tại Vũng Tàu và Côn Đảo. Hy vọng có cách đưa các nghệ sĩ Việt Nam sang trình diễn tác phẩm này trên đất Pháp” - Nhạc trưởng Trần Vương Thạch dự kiến. Nhạc kịch “Hoàng hậu Frédégonde” còn trình diễn tối nay 21/10 tại Nhà hát TPHCM.
Vở nhạc kịch bị “quên lãng” 122 năm
Nhạc trưởng Trần Vương Thạch hồi ức: “Tôi đã bắt đầu luận chứng khoa học chứng minh việc nhạc sĩ thiên tài Camile Saint-Saens (Pháp) viết tác phẩm này ở Côn Đảo từ rất lâu rồi. Tôi tìm được dữ liệu ở Cục Lưu trữ 2, trong danh sách về toàn bộ các hành khách cập cảng Sài Gòn giai đoạn năm 1895 có tên nhà soạn nhạc Camile Saint-Saens. Sau khi đến Sài Gòn, ông có tên trong danh sách hành khách đi Côn Đảo, và sau thời gian ở Côn Đảo, ông lên tàu sang Macao”.
Theo nhà nghiên cứu Tim Doling (Pháp) cho biết từ ngày 20-3-1895 đến 19-4-1895, trong thời gian ở Côn Đảo, thiên tài Camile Saint-Saens đã hoàn thiện vở opera “Brunhilde” còn dang dở của đồng nghiệp quá cố, nhạc sĩ Ernest Guiraud (đã qua đời năm 1892). Sau khi hoàn thành, Saint-Saens đổi tên vở nhạc kịch thành “Hoàng hậu Frédégonde”, đứng tên chung của hai nhạc sĩ. Vở nhạc kịch được trình diễn tại Paris cùng năm 1985.
Bản viết tay tác phẩm “Hoàng hậu Frédégonde” được nhạc trưởng Trần Vương Thạch tìm thấy ở Nhạc viện quốc gia Pháp tại Paris; toàn bộ tổng phổ của “Hoàng hậu Frédégonde” tiếp tục được khám phá tại Nhà hát Opera National de Paris.
Nhạc trưởng Trần Vương Thạch cho biết, ban đầu phía Pháp cũng không đồng ý cho đem bản sao của tác phẩm ra khỏi phòng lưu trữ bởi vì hai nhạc sĩ sáng tác thì đã mất trên 50 năm nhưng nhạc sĩ phối khí cho tác phẩm thì mất chưa tới 50 năm.
Nhạc sĩ phối khí là người làm gia tăng giá trị của tác phẩm khi biểu diễn và không được ghi tên lên tác phẩm, nên nhạc trưởng Trần Vương Thạch đã phải thuyết phục phía Pháp và cuối cùng đã nhận được bản sao để gửi tặng tới chính quyền và nhân dân Côn Đảo. Bản tổng phổ này cũng được sử dụng để các nghệ sĩ tập luyện cho các buổi biểu diễn năm 2017.