Bằng sự nỗ lực, bộ mặt nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên được nhiều người nhắc đến hình ảnh người nông dân gắn với hai chữ “đại gia chân đất” với những mô hình thu nhập tiền tỷ nhờ cây chè, các HTX theo luật mới 2012 thu nhập cao, những mô hình chăn nuôi động vật bản địa thu nhập khủng.
Phát huy những ưu điểm, năm 2018, tỉnh Thái Nguyên có 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thời gian sắp tới, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh sẽ phối hợp hoàn thiện hồ sơ công nhận cho TP. Sông Công hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới.
Mục tiêu cốt lõi của việc xây dựng nông thôn mới là sao tạo cho nông dân có thu nhập cao, ổn định, người nông dân được hưởng lợi từ cuộc sống vật chất đến những giá trị tinh thần cộng đồng. Sau 7 năm thực hiện chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng, nổi bật nhất là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất, văn hóa…. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Không chỉ vậy, chương trình nông thôn mới luôn đồng hành với các mục tiêu lớn của ngành nông nghiệp như: bám sát triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp 2017- 2020; quản lý giết mổ theo đề án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp hữu cơ; cánh đồng mẫu lớn; phát triển các mô hình HTX theo luật 2012 hiệu quả hơn, hướng dẫn áp dụng các mô hình kinh tế phù hợp từng gia đình, địa phương trên cơ sở đó tạo chuỗi liên kết giá trị từ chính quyền, nông dân và doanh nghiệp.
Một trong những điểm nhấn của chương trình, cuối năm 2017, Thành phố Thái Nguyên là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 8/8 xã đã đạt 19 tiêu chí xã nông thôn mới.
Hiện sau khi 5 xã sát nhập về TP. Thái Nguyên, tính đến thời điểm này, chương trình nông thôn mới đã và đang tiến hành triển khai các hoàn thiện tiêu chí khi về thành phố. Bên cạnh đó, TP. Thái Nguyên đã xây dựng đặc trưng cho từng vùng, xã, dựa trên thế mạnh của các địa phương để phát huy. Và 100% làng nghề đã lập phương án bảo vệ môi trường, được UBND Thành phố xác nhận theo quy định, đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định, không gây ô nhiễm môi trường.
Để hoàn thiện hơn chương trình, văn phòng điều phối nông thôn mới Thái Nguyên cũng đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ cho TP. Sông Công trong thời gian tới. Cũng nội dung này, vừa qua, ngày 23/5, đoàn giám sát chương trình Nông thôn mới Quốc gia đã làm việc với TP. Sông Công về vấn đề hoàn thiện các tiêu chí cũng như định hướng mở cho TP. Sông Công sớm hoàn thiện chương trình nông thôn mới.
TP. Sông Công có 4 xã phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tính đến thời điểm hiện tại bộ 19 tiêu chí đã hoàn thành. Hiện thành phố đang triển khai duy trì và nâng cao các tiêu chí, đặc biệt quan tâm tiêu chí về thu nhập nâng cao đời sống nhân dân; giảm tỷ lệ hộ nghèo; tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí “nông thôn mới kiểu mẫu”. Xây dựng xóm Vinh Quang 2 là xóm kiểu mẫu sau đó sẽ nhân rộng trên địa bàn đến năm 2020 có ít nhất 10 xóm của 4 xã đã đạt chuẩn.
Gía trị sản xuất 1ha đến năm 2020 đạt 135 triệu đồng/ha/năm. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án “khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sông Công tại xã Tân Quang”; an ninh chính trị được đảm bảo. Thu nhập bình quân 26 triệu đồng/người/năm tăng 2 triệu đồng so năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 8%. Tỉ lệ việc làm của lao động nông thôn Sông Công cũng đạt trên 94%, cao hơn mức bình quân trung của tỉnh và cả nước.
Nét nổi bật của các xã (Vinh Sơn, Bình Sơn, Bá Xuyên và Tân Quang- TP. Sông Công) sau 4 năm xây dựng mô hình nông thôn mới là việc hoàn thành cơ bản hệ thống hạ tầng, tạo sự thuận lợi trong việc giao thương, phát triển sản xuất. Đây chính là tiền đề để các xã ở Sông Công tiếp tục định hướng nông dân phát triển thêm nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện xây dựng Nông thôn mới ở mỗi địa phương.
Xã Vinh Sơn, được xây dựng với nhiều xóm kiểu mẫu, nơi đó có các khu vườn kiểu mẫu mang lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ. Gia đình ông Dương Đình Đông xóm Vinh Quang 2- xã Vinh Sơn- TP. Sông Công, được chọn làm vườn kiểu mẫu với hơn 7.000m2 đất, quy hoạch trồng bao gồm các loại cây ăn quả, rau màu và chè, với quy hoạch vườn bài bản, sạch sẽ, hàng năm gia đình ông có thu nhập ổn định từ cây trồng, vật nuôi.
Bên cạnh đó, các mô hình phát triển kinh tế của hộ trên địa bàn cũng được hết sức quan tâm như hộ gia đình anh Nguyễn Tùng Lâm với thu nhập lãi suất 150 triệu đồng/năm từ mô hình trồng chuối. Được biết, trước kia, khi trồng lúa, kinh tế của gia đình anh hết sức khó khăn. Nhưng từ khi được chủ trương hỗ trợ của chính quyền địa phương cùng sự cố gắng của gia đình, anh Lâm đã thuê lại vùng đất ở bãi Soi, xã Vinh Sơn để canh tác. Từ mảnh đất cằn cỗi, khó thâm canh, được anh thuê lại mang lại thu nhập cho người dân.
Bên cạnh đó, bằng sự nhiệt tình cán bộ nông thôn mới đã hướng dẫn thay đổi thói quen sản xuất của người dân từ chỉ có 1,2 hộ đến nay xã đã áp dụng cánh đồng 1 giống mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân. Chỉ sau một vụ đến nay bà con cùng nhau chia sẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chủ chương xây dựng cánh đồng mẫu lớn của tỉnh.
Hiện tại, những mô hình kiểu mẫu ở Vinh Sơn đã phần nào thể hiện sự năng động, nhiệt tình của chương trình nông thôn mới đã mang lại góp phần cải thiện đời sống an dân. Và để có kết quả trên, trước hết phải kể đến sự ủng hộ, đoàn kết của người dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Và thêm nữa đó chính là nhận thức đúng của hệ thống chính trị vào cuộc, xác định mục tiêu cốt lõi của chương trình là xác định người dân là chủ thể.
Tác giả: Ngọc Liên
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn