Khi Zika hoành hành khắp Brazil vào những năm 2015-2016, nó tác động đặc biệt tàn khốc đối với phụ nữ mang thai và tấn công thai nhi. Đối với COVID-19, những dối tượng sau cần đặc biệt lưu ý vì dễ gây biến chứng nguy hiểm...
Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) do một loại virus tương tự xảy ra vào năm 2002-2003 cũng tấn công những người nặng nhất ở lứa tuổi trên 60. Hơn 8.000 người nhiễm virus sau 8 tháng, gần 10% trong số họ đã chết. Theo nghiên cứu của JAMA, với COVID-19, trong số những người ở độ tuổi 70 bị nhiễm virus, 8% đã chết và tỉ lệ này là gần 15% những người 80 tuổi trở lên, nhất là ở những người có sẵn các bệnh lý mạn tính.
Người cao tuổi, nam giới, nhân viên y tế là những đối tượng dễ mắc COVID-19.
Cho đến nay, thế giới đã có 6 nhân viên y tế tử vong do COVID-19 cho thấy nguy cơ lây nhiễm rất cao đối với những người đang làm việc trong các bệnh viện. Đã có hơn 1.700 bác sĩ, y tá bị lây nhiễm virus COVID-19, đại đa số là ở Vũ Hán. Thống kê cho thấy gần 15% trường hợp trong số các nhân viên y tế được phân loại là nghiêm trọng hoặc nguy kịch, thậm chí tử vong.
Quy mô và mức độ lây nhiễm chéo trong bệnh viện ở Trung Quốc vẫn còn là điều bí ẩn nhưng nó đã được WHO cảnh báo từ trung tuần tháng 1. Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Bắc Kinh nhận định số nhân viên y tế mắc COVID-19 cao hơn SARS là do nhiều bệnh nhân đã tiếp xúc với họ không có triệu chứng gì.
Tổng giám đốc WHO - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng đã bày tỏ sự trân trọng dành cho những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch COVID-19. Ông nhấn mạnh hơn bao giờ hết thế giới lúc này cần thể hiện tinh thần đoàn kết với đội ngũ nhân viên y tế. Trong phát biểu của mình, ông cho biết các nhân viên y tế đang là những người phải chịu áp lực lớn nhất trong cuộc chiến này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, dữ liệu ban đầu cho thấy nam giới dễ bị tổn thương hơn và có tỉ lệ tử vong gấp đôi so với phụ nữ bị nhiễm bệnh, nhưng bằng chứng hiện vẫn chưa đủ mạnh mẽ để đưa ra bất kỳ kết luận nào.
Lý giải về điều này, một số chuyên gia cho rằng, có nhiều khả năng vì đàn ông Trung Quốc hút thuốc lá nhiều hơn phụ nữ nên họ có thể bị ảnh hưởng nặng hơn. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 2019 cho thấy, 47,6% đàn ông Trung Quốc hút thuốc so với chỉ 1,8% phụ nữ Trung Quốc. Phụ nữ nói chung cũng có phản ứng miễn dịch mạnh hơn nam giới.
Phụ nữ mang thai dường như ít bị ảnh hưởng bởi chủng virus này, mặc dù có một số ít ca và đang được theo dõi cẩn thận cho đến nay. Một nghiên cứu được công bố gần đây trên tờ The Lancet cho thấy 9 phụ nữ bị nhiễm COVID-19 nhưng đã không truyền virus sang con của họ và trẻ sơ sinh dường như có khả năng miễn nhiễm với căn bệnh tồi tệ này.
Các nhà khoa học hiện cũng chưa lý giải được điều này. Có thể là cơ thể của trẻ em có khả năng xử lý tốt hơn các tác động của virus, hoặc có lẽ chúng có khả năng miễn dịch với những chủng virus có liên quan trước đó hoặc virus không thể sao chép vì một số lý do. Trong lúc các nhà khoa học vẫn đang đẩy nhanh việc nghiên cứu tìm ra vắc-xin ngừa bệnh thì vào thời điểm này, lời khuyên của các chuyên gia dành cho các gia đình có em nhỏ là nên cho trẻ đi tiêm phòng ngừa cúm.
Nhật Minh
(( theo Medscape))
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn