Ngày 1/3, ông Nguyễn Kim Pha, người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng cho biết, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có công văn trả lời về ngôi mộ nghi của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được gia đình bà Bùi Thị Hiền đào tại khu vườn nhà xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo.
Bộ Văn hóa khẳng định thông tin có được trong quá trình phát hiện cũng như việc tổ chức bảo vệ, nghiên cứu hiện vật (gồm quách gỗ nhỏ đã bị cạy phá dài hơn một mét, một thẻ tre dài 265 cm, rộng 9,76 mm) cho thấy chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận nguồn gốc, chủ nhân của hiện vật là Trạng trình.
Trước đó khoảng tháng 4/2014, gia đình bà Bùi Thị Hiền đào tại khu vườn nhà ở xã Cộng Hiền được một số ngôi mộ, bốc lên một chiếc quách gỗ dài 1,26 m, rộng 0,33 m, cao 0,3 m, bên ngoài sơn đỏ, bên trong được cho là chứa hài cốt của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Gần một tháng sau, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã tìm về lấy mẫu gỗ của chiếc quách gửi đến Trung tâm hạt nhân TP HCM phân tích niên đại theo phương pháp phóng xạ các bon, cho kết quả niên đại gỗ là năm 1700 (+/– 75 năm).
Bộ Văn hóa có công văn gửi UBND TP Hải Phòng khẳng định chưa đủ cơ sở khoa học kết luận nguồn gốc, chủ nhân của chiếc quách này là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. |
Tháng 5/2014, Bảo tàng Hải Phòng đã cử đoàn công tác về nghiên cứu thực địa, nhưng hiện trường không còn hiện vật, tất cả đã được mang về Hà Nội. Bà Hiền khi đó thông tin với nhà chức trách rất mập mờ và tung tin đó là mộ cụ Trạng trình. Người đàn bà này tự nhận được cụ Trạng hiện linh báo ứng, cho lộc và có khả năng của nhà ngoại cảm…
Sau nhiều lần làm việc, đến ngày 7/12/2016, Bảo tàng Hải Phòng mới tiếp nhận được hiện vật là các tấm quách gỗ đã mục. Ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng khẳng định, không có tài liệu, vật chứng hay cơ sở khoa học nào chứng minh đó là mộ của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thẻ tre tìm được trong tấm quách gỗ có thật, tuy nhiên trên thẻ không có chữ.
Thẩm định các hiện vật được cho là mộ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội đồng thẩm định (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cũng kết luận: Không tìm thấy dấu vết chữ Hán, chữ Nôm trên bề mặt mẫu vật.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn