Với sự nỗ lực của lãnh đạo huyện cùng với tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nhân dân, trong thời gian qua đặc biệt trong những năm gần huyện Nghi lộc đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực
Là cửa ngõ Thành phố Vinh (Nghệ An), huyện Nghi Lộc có hệ thống giao thông thuận lợi: đường bộ, đường sắt, đường không, cụm cảng biển nước sâu Nghi Thiết, là nút giao thông hết sức quan trọng để phát triển KT-XH, nơi trung chuyển hàng hóa xuất khẩu cho KKT, các sản phẩm chủ lực vùng tây Nghệ an và Lào... Tạo cơ hội cho huyện thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phát triển kinh tế trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống cho nhân nhân.
Hướng tới kỷ niệm 550 năm ngày thành lập, BTV Huyện ủy Nghi Lộc, UBND huyện Nghi Lộc phát động đợt thi đua đặc biệt lập, động viên các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, cơ sở trong toàn huyện thi đua lập nhiều thành tích thực hiện tốt các chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước, kinh tế xã hội đồng thời triển khai hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa; Động viên cán bộ, đảng viên, giáo viên và nhân dân tích cực thi đua học tập, lao động, công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Đặc biệt thực hiện định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Nghi Lộc đến năm 2025, trong đó nhiều thành tựu quan trọng đã đạt được như: thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB, thu hút được hơn 61 dự án đầu tư trên địa bàn, trong đó có 47 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư cả trong và ngoài KKT ĐN, với tổng số vốn trên 30.000 tỷ đồng.
Nhiều nhà máy đi vào hoạt động có hiệu quả, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động, như: Nhà máy điện tử BSE HQ, Nhà máy nhựa Tiền phong, Tôn Hoa sen, các nhà máy của tập đoàn Massan, Royal Foods, Trạm nghiền XMSL và cảng biển Vissai, Kho xăng dầu và cảng biển tập đoàn Thiên Minh Đức, các khu dịch vụ Logicstic.
Nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung, sản xuất nông sản sạch và giá trị kinh tế cao. Ngoài các loại cây trồng truyền thống của huyện: lúa, lạc, ngô được canh tác theo hướng tập trung, thâm canh với bộ giống chất lượng cao.Nhiều mô hình sản xuất trên diện rộng, mang lại giá trị kinh tế cao như: Trồng dược liệu Nghệ tại xã Nghi Kiều, Hành tăm tại xã Nghi Lâm, Nghi Thuận, rau, củ, quả theo tiêu chuẩn Việt GAP tại xã Nghi Long, ... qua đó nâng cao thu nhập, mức sống cho nhân dân.
Đến thời điểm hiện tại toàn huyện có trên 300 trang trại, gia trại, trong đó 35 trang trại đạt tiêu chí quy định của Bộ NN&PTNT; Nhiều trang trại có quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp lên 55% năm 2020, tăng 10% so với đầu nhiệm kỳ.
Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản được duy trì, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng hàng năm đạt trên 6.500 tấn, diện tích NTTS bình quân hàng năm 1.300 ha. Công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng mới rừng được quan tâm thường xuyên, ổn định độ che phủ rừng.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo tích cực. Với tinh thần “toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, nhất là phong trào hiến đất, huy động nội lực đầu tư vào kết cấu hạ tầng, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, chỉnh trang khu dân cư gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Đến nay 100% đường liên xã, 75% đường liên thôn, 63% đường nội thôn được nhựa hóa, bê tông hóa. Các xã đều có trụ sở làm việc, nhà văn hóa khang trang, hơn 80% trường lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố, đạt chuẩn; thiết chế văn hóa thể thao cơ bản được hoàn thiện. Toàn huyện đã có 14/29 xã về đích Nông thôn mới (đạt 48,3% ); năm 2019 phấn đấu thêm 9 xã và năm 2020 phấn đấu 6 xã còn lại về đích NTM. Xây dựng Nghi Lâm và Nghi Xuân thành 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2018 đạt trên 1.750 tỷ đồng, trong đó thu từ các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Nam Cấm và các Doanh nghiệp khác trên địa bàn huyện do Tỉnh quản lý đạt trên 1.500 tỷ đồng, tương đương 10% tổng thu ngân sách tỉnh. Dự kiến năm 2019, năm 2020 mỗi năm tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.400 tỷ đồng.
Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được quan tâm. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng được tăng cường.
Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm giai đoạn 2020-2025 đạt từ 12,5- 13,5%/năm; Cơ cấu các ngành kinh tế: Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 9,65%, Công nghiệp - xây dựng 63,63%; Thương mại - dịch vụ 26,72%. Định hướng đến năm 2030. Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2025-2030 đạt từ 11,5- 12,5%/năm. Cơ cấu các ngành kinh tế: Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 6,35%, Công nghiệp - xây dựng 64,73%; Thương mại - dịch vụ 28,92%. Giá trị tăng thêm bình quân đạt từ 75-85 triệu đồng/người.
Hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng thành lập huyện, toàn huyện triển khai và đẩy nhanh tiến độ 9 công trình văn hóa và phúc lợi, 18 nhà tình nghĩa tổng kinh phí 443, 394 tỷ đồng tiến độ công trình phúc lợi, trong đó ngân sách xã hội hóa 26,5 tỷ đồng.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 550 năm thành lập huyện, BTC lễ kỷ niệm tổ chức gặp mặt cán bộ nghỉ hưu khối cơ quan Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ qua các thời kỳ; tổ chức chương trình nghệ thuật “Khúc hát quê hương”, biểu diễn ca khúc Nghi lộc trong đó công diễn 9 ca khúc mới chào mừng 550 năm thành lập huyện và trao giải cuộc thi “Nghi lộc 550 hình thành và phát triển”; khai mạc triển lãm “Đất và người Nghi lộc”; tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển Nghi Lộc đến năm 2025, tính đến năm 2030”.
Đặc biệt, Lễ kỷ niệm 550 năm thành lập huyện (1469 - 2019) và 125 năm danh xưng Nghi Lộc (1894 -2019) diễn ra thành công, để lại dấu ấn tốt đẹp trong đại biểu, cán bộ, chiến sỹ nhân dân.
Nguyễn Phê
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn