Hội thảo do Học viện Ngoại giao, Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam, phối hợp tổ chức. Theo Ban tổ chức, ngoài phiên khai mạc và bế mạc, Hội thảo có 7 phiên chính, gồm: phiên 1: “Nguồn gốc của tranh chấp Biển Đông: Khía cạnh lịch sử”; phiên 2: “Căng thẳng Biển Đông sẽ đi đến đâu?”; phiên 3: “Luật pháp quốc tế và Biển Đông”; phiên 4: “Kinh tế chính trị của Biển Đông: Vấn đề và triển vọng”; Phiên 5: “An ninh, chính trị và ngoại giao”; phiên 6: “Tương tác và phối hợp trên biển”; và phiên 7: “Cơ chế quản lý căng thẳng ở Biển Đông”.
Hội thảo quy tụ nhiều học giả quốc tế có tên tuổi và uy tín hàng đầu hiện nay, gồm: TS. Ulises Granados, Điều phối Chương trình Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Viện Công nghệ tự trị Mexico; TS. Gerard Sasges, Viện Nghiên cứ Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Singapore; Thẩm phán Vladimir Vladimirovich Golitsyn, Chủ tịch Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS); GS. Stein Tonnesson, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, Oslo (PRIO), Na-uy; ông Lê Lương Minh, Tổng Thư kí ASEAN…
Về phía học giả trong nước có Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao; PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam…
Theo thông tin ban đầu mà PV Dân trí có được, tham dự hội thảo nói trên còn có các học giả đến từ các trường đại học của Trung Quốc như: Đại học Nhân Dân Trung Quốc; Đại học Tế Nam (Trung Quốc). Được biết, sau hội thảo, các học giả trong nước, quốc tế sẽ có chuyến thăm căn cứ quân sự Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Trước đó, vào tháng 8 năm nay, cũng tại TP Nha Trang, Trường Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp với trường Đại học Nha Trang đồng tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông”, sau phán quyết vụ kiện Biển Đông.
Viết Hảo
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn