Tàu Hải quân Việt Nam trong trận hải chiến 30 năm trước
Trước đó, vào giữa tháng 3/1988, các tàu HQ-505, HQ- 604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và công binh E83 được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ.
Đến chiều tối ngày 13/3/1988, tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma, tàu HQ-505 đến Cô Lin và tàu HQ-605 thẳng tiến đến Len Đao. Cuộc hải chiến không cân sức diễn ra từ sáng ngày 14/3/1988.
30 năm sau kể từ ngày trận hải chiến nổ ra, nhân dân Việt Nam vẫn khắc khoải tưởng nhớ, hướng về các anh hùng liệt sĩ hi sinh đã hòa máu xương vào biển cả, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Những hình ảnh, tư liệu, kỷ vật... về sự kiện 14/3/1988 cũng được trưng bày trang trọng tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma ở bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa.
Tàu vận tải Đại Khánh (HQ-604) rời cảng Cam Ranh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, ngày 10/3/1988
Trong sự kiện 14/3/1988, tàu vận tải HQ-604 đã bị quân Trung Quốc bắn chìm
Tàu HQ-505 - Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trên đường làm nhiệm vụ. Tàu HQ-505 đã bị bắn chìm ngày 15/3/1988 trong sự kiện 14/3/1988
Tàu HQ-931 (Đơn vị Anh hùng LLVTND) chở thương binh và chiến sĩ còn sống trở về trong sự kiện 14/3/1988
Pháo 37 ly của quân địch bắn vào tàu Việt Nam ngày 14/3/1988
Thợ lặn đang tiếp cận tàu HQ-605 bị chìm dưới đáy biển trong sự kiện 14/3/1988
Quang cảnh lễ truy điệu các liệt sĩ hi sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988
9 chiến sĩ mặc quân phục hải quân bị bắt giam giữ trong sự kiện 14/3/1988, mãi đến 3 năm sau mới được trả về quê hương
Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma ở bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) ghi công các chiến sĩ anh dũng hi sinh trong sự kiện 14/3/1988
Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma là một trong những nơi góp phần bồi đắp lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc