NATO tức giận vì sức mạnh của quân đội Nga

Thứ bảy - 15/07/2017 10:10
Sức mạnh quân sự không ngừng tăng lên của Nga khiến họ vô cùng lo lắng. Tờ báo Politico dẫn lời người đứng đầu Ủy ban quân sự NATO, tướng Pavel Petr cho biết.

Người đứng đầu Ủy ban quân sự NATO thừa nhận rằng, trong quá trình hiện đại hóa quân đội, Nga đã dành được những tiến bố đạng kể. Hàng loại các loại vũ khí mới, bao gồm cả vũ khí phi hạt nhân và vũ khí hạt nhân cùng với các thiết bị quân sự hiện đại đã và đang được trang bị cho các lực lượng quân đội Nga. Vì vậy “chúng ta phải thừa nhận rằng đây là mốt đe dọa thực sự”, ông Pavel Petr nói. Tuy nhiên chúng ta khẳng định rằng, âm mưu xâm lược của các nhà lãnh đạo Nga không dễ để thực hiện.

NATO tức giận vì sức mạnh của quân đội Nga

NATO lo lắng và tìm cách đối phó với sức mạnh của Nga (Ảnh minh họa)

Nhớ lại rằng, những tuyên bố về mối đe dọa xâm lược của Nga đối với các nước vùng Baltic và Ba Lan đã xuất hiện rất nhiều lần, mặc dù nhấn Nga tuyên bố không bao giờ tấn công bất kỳ nước nào thuộc các nước liên minh. Theo ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, lãnh đạo NATO cũng biết rằng Nga không hề có kế hoạch tấn công nhưng họ thường xuyên tạo ra các lý do để triển khai lực lượng quân đội và vũ khí công nghệ cao sát biên giới Nga.

NATO thường xuyên lo ngại rằng, Moscow sẽ cố gắng cắt các nước vùng Baltic ra khỏi phần còn lại của châu Âu. Các cuộc tập trận của NATO ở Ba Lan và Lithuania là minh chứng khá rõ ràng rằng liên minh các nước này đang đẩy nhanh việc triển khai các lượng lượng ở Đông Âu, họ đã gửi tới Ba Lan, Latvia và Lithuania các lực lượng của mình, đồng thời để có thể phản ứng nhanh trong các tình huống xung đột họ đã xây dựng các căn cứ quân sự mới và trang bị hàng chục xe tăng, xe bọc thép cùng với các hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa dọc biên giới Nga.

Theo cách nhìn của NATO, Nga có thể sẽ tấn công các nước vùng Baltic và tạo ra hành lang Suwalki – một phần lãnh thổ hẹp giữa Ba Lan và Lithuania, một bên giáp với đồng minh của Nga – Belarus, bên còn lại giáp với Kaliningrad của Nga.

NATO lo ngại rằng, quân đội Nga sẽ tiến hành xâm lược khu vực này, chia cắt, cô lập các nước Baltic khỏi các nước NATO, làm tê liệt các hệ thống phòng thủ, khiến các nước này khó có thể nhận được sự hỗ trợ từ các nước còn lại.

Lại phải nhớ lại rằng, cách đây không lâu chỉ huy lực lượng vũ trang ở của NATO và Mỹ ở châu Âu, tướng Curtis Skaparotti đã gửi văn bản trực tiếp tuyên bố rằng, Nga đã trở thành một trong những kẻ thù.

“Trong quá trình tìm cách lấy lại vị thế của mình trên thế giới, Nga đã biến từ một đối tác thành kẻ thù của chúng ta”, ông Skaparotti tuyên bố tại buổi điều trần tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ. Vì vậy ông nhấn mạnh cần phải thực hiện chiến lược răn đe và chống lại Nga: “Để đối phó với sự xâm lăng của Nga, chúng ta phải tăng cường mối quan hệ với các đối tác, bao gồm các nước vùng Baltic, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine”.

Trong khi đó, Giám đốc CIA Dzhon Brennan lại tuyên bố rằng, Nga là một kẻ thù của nước Mỹ trong nhiều lĩnh vực đối ngoại, đặc biệt là hành động của họ ở Syria làm cho Mỹ tức giận và khó chịu.

Ông Brennan giải thích rằng, quan điểm giữa Nga và Mỹ về các vấn đề quốc tế hoàn toàn trái ngược và Nga có xu hướng chống lại Mỹ và đồng minh của họ. Vì vậy ông tuyên bố Hoa Kỳ phải xem xét và chú ý trong mối quan hệ với Nga.

Trước đó Viện Nghiên cứu Chiến lược ở London cũng đã công bố báo cáo: “Đánh giá quan hệ quốc tế hằng năm”, trong đó đặc biệt lưu ý đến hoạt động của Nga ở Syria.

Rõ ràng đối với Mỹ và NATO, Nga đã và đang trở thành mối đe dọa thực sự. Vì vậy hiện nay họ đang tìm mọi cách để triển khai lực lượng, vũ khí trang bị dọc theo biên giới Nga. Không phải ngẫu nhiên mà CIA chính thức tuyên bố rằng Nga là “Mục tiêu số 1”.

Trên con đường khôi phục vị thế của mình trên thế giới, Nga đã và đang hiện đại hóa toàn bộ lực lượng vũ trang của mình. Việc họ tăng cường khả năng quân sự và đạt được thành tựu đáng kể trong những năm gần đây đã và đang khiến mâu thuẫn giữa họ và NATO không ngừng tăng cao. Và việc Nga đang cố gắng lấy lại vị thế của họ đã ảnh hưởng không nhỏ đến nội bộ các nước NATO. Ngoài việc nội bộ xuất hiện mâu thuẫn mới, NATO phải đối mặt với sức mạnh đáng sợ của Nga, điều này khiến họ lo lắng tìm cách đối phó trong cơn giận dữ.

Tác giả: Theo Nguyễn Đông

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây