Lắp đặt các tấm thu năng lượng mặt trời trên mái một căn nhà ở Sydney, Úc - Ảnh: Reuters |
Theo trang tin QZ (Mỹ), báo cáo vừa công bố tháng 12 của WEF cho biết giá điện gió và điện mặt trời tiếp tục giảm mạnh. 2/3 trong tổng số hơn 30 nước nói trên vài năm tới sẽ đạt tới dấu mốc được gọi là "grid parity", tức là hiệu quả kinh tế trong đầu tư vào điện mặt trời không kém gì so với đầu tư vào thủy điện, nhiệt điện. Dấu mốc này sẽ đạt được ngay cả khi không có sự trợ giá của nhà nước.
Ông Michael Drexler, người điều hành lĩnh vực hạ tầng và đầu tư phát triển tại WEF, nhận định: "Năng lượng tái tạo đã đạt tới điểm bùng phát. Nó không chỉ là một lựa chọn có thể thành công về thương mại, mà còn là một cơ hội đầu tư vô cùng hấp dẫn với những lợi ích thu được lâu dài, ổn định và được bảo đảm trong tình trạng lạm phát".
Các số liệu đã thể hiện cuộc đổi ngôi. Năm 2016, các hãng sản xuất điện mặt trời đã bổ sung 9,5 gigawatt (GW) cho mạng lưới điện của Mỹ, đưa điện mặt trời trở thành nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất lần đầu tiên trong một năm, theo ước tính của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ.
Trong năm 2016, cứ mỗi phút nước Mỹ lại có thêm 125 tấm thu năng lượng mặt trời, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Sự gia tăng khai thác điện mặt trời không chỉ có ở các hãng kinh doanh năng lượng, mà còn thực sự phát triển tại các gia đình và nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên theo LHQ, mức độ đầu tư cho năng lượng tái tạo trên toàn cầu vẫn chậm hơn nhiều so với mức cần thiết để chống lại tình trạng nóng lên của trái đất.
Năm ngoái, đầu tư cho năng lượng tái tạo toàn cầu là 286 tỉ USD, tương đương 25% trong mục tiêu 1.000 tỉ USD do các nước tham gia ký kết thỏa thuận chống biến đổi khí hậu tại Paris đặt ra.
Những rào cản trong vấn đề này chủ yếu liên quan tới chính trị chứ không phải là kinh tế. Tuy nhiên giá cả vẫn là yếu tố quyết định chiến thắng cuối cùng của năng lượng tái tạo.
Dự kiến trong một hoặc hai thập kỷ nữa, giá điện mặt trời sẽ giảm xuống chỉ còn bằng một nửa so với giá điện năng sản xuất từ than đá hay khí đốt.
Trên thực tế dấu mốc này đã đạt được ở một số nơi. Tháng 8 năm nay, hãng năng lượng Solarpack đã ký hợp đồng bán điện tại Chile với giá chỉ 29,1 USD/MWH, tức là thấp hơn 58% so với giá bán của một nhà máy điện dùng khí đốt tự nhiên.
Nguồn tin: http://tuoitre.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn