Nhóm điều tra của Đài phát thanh Séc đã tiết lộ thông tin trên, dẫn lời các cựu nhân viên của Huawei và các nguồn tin tình báo Séc.
Hai cựu quản lý giấu tên tại chi nhánh của tập đoàn viễn thông và công nghệ Trung Quốc ở Séc nói với nhóm điều tra của Đài phát thanh rằng Huawei đã yêu cầu họ nhập các dữ liệu thu thập được vào các hệ thống máy tính, vốn có thể được truy cập từ Trung Quốc.
“Các quản lý từng làm việc cho công ty trong nhiều năm đã nói với các phóng viên của chúng tôi rằng họ bị buộc nhập thông tin cá nhân của mọi người vào một hệ thống độc lập với dữ liệu thương mại”, đài phát thanh Séc cho hay.
Hai cựu quan chức trên khẳng định riêng rẽ rằng họ đã phải nhập các thông tin riêng tư như số con cái của các khách hàng, các sở thích cá nhân, và mọi thông tin về tình hình tài chính của khách hàng.
Một trong số các cựu quản lý đã tiết lộ cách thức hệ thống dữ liệu hoạt động.
“Việc tiếp cận thông, vốn được lưu trữ trong hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, chỉ được trụ sở tại Trung Quốc kiểm soát. Rất khó để tìm ra và chứng minh ai đã truy cập các dữ liệu này và sử dụng cho mục đích gì”, một cựu quản lý nói.
Ngoài ra, các nhân viên của Huawei cũng thường thảo luận các thông tin thu thập được trong các cuộc gặp với các nhân viên đại sứ quán Trung Quốc ở Praha. Một cựu quản lý không rõ họ có phải là các gián điệp hay không.
Một nguồn khác nói vơi phát thanh Séc rằng nhiệm vụ của họ là thu thập thông tin các quan chức nhà nước, những người được mời tới hội thảo, hoặc đi công tác tại Trung Quốc.
“Các quan chức ở cấp độ lãnh đạo bộ hoặc phó thủ tướng thường được chọn. Tôi đã được giao nhiệm vụ thập các thông tin riêng tư của cá nhân hoặc nhóm dự kiến tới Trung Quốc để tham dự hội thảo vào một tài liệu, nhằm phục vụ cho việc quản lý tại Séc của công ty và trụ sở tại Trung Quốc”, nguồn tin nói.
Tình báo Séc biết chuyện
Các cơ quan tình báo Séc đã biết việc làm trên, mà một nguồn nói là không phổ biến trong giới kinh doanh.
Trên thực tế, Cơ quan tình báo dân sự (BIS) của Séc đã tiến hành vài khóa đào tạo đặc biệt cho các công chức và chính trị gia về cách thức tự bảo vệ mình khỏi các chiêu bài trên, vốn có thể được bất kỳ cơ quan tình báo nước ngoài nào sử dụng.
Phát ngôn viên BIS Ladislav Šticha cho hay cơ quan của ông thường cảnh báo những người tham gia các khoa học phải rất thận trọng về các cuộc họp, vì bất kỳ ai cũng có thể là nhân viên tình báo, và bất kỳ điều gì họ nói cũng có thể rơi vào tay của nước ngoài.
Cơ quan an ninh thông tin và mạng quốc gia Séc hồi tháng 12/2018 cũng nói rằng phần mềm và phần cứng của Huawei đang gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Séc.
“Luật của Trung Quốc yêu cầu các công ty tư nhân có trụ sở tại Trung Quốc phải hợp tác với các quan tình báo”, cơ quan trên cảnh báo khi đó.
Huawei phủ nhận
Phản ứng trước thông tin của đài phát thanh Séc, Huawei đã ra một tuyên bố phủ phận sử dụng bất kỳ cách thức hoạt động không hợp pháp nào, và rằng công ty tuân thủ các quy định của châu Âu nhằm vào vệ quyền riêng tư của công dân khối này.
Huawei đã vài lần công khai bác bỏ việc bắt tay với chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ vài tháng trước, vào đầu năm 2019, một nhân viên của Huawei đã bị bắt tại Ba Lan vì nghi ngờ làm gián điệp. Huawei đã sa thải công dân Ba Lan này ngay vào ngày hôm sau.
Thông tin trên diễn ra trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về các hoạt động của Huawei khắp toàn cầu, khi các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, cáo buộc công ty này gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia, nhấn mạnh tới một luật của Trung Quốc mà họ nói là buộc Huawei phải trao dữ liệu nhạy cảm mà công ty thu thập được ở nước ngoài cho chính phủ Trung Quốc. Mỹ đã cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị của Huawei do lo ngại Bắc Kinh có thể do thám thông tin và tiếp cận cơ sở hạ tầng quan trọng nếu công này được phép phát triển các mạng 5G.
Huawei cũng bị chú ý khi triển khai mạng 5G tại châu Âu. Hiện các quốc gia châu Âu vẫn chia rẽ về vấn đề này, khi Đức về nguyên tắc đã chấp nhận cho Huawei tham gia xây dựng mạng 5G.
Huawei bí mật trợ giúp công nghệ cho Triều Tiên?
Cũng trong ngày 22/7, báo Washington Post của Mỹ đưa tin rằng, dựa trên các nguồn tin và các tiệu mà hãng thu thập được từ một cựu nhân viên của Huawei, công ty này đã “bí mật trợ giúp” Bình Nhưỡng xây dựng và vận hành một mạng lưới không dây thương mại của Triều Tiên.
Theo đó, báo Mỹ cho hay, tập đoàn Huawei đã hợp tác với một tập đoàn Trung Quốc khác là Panda International Information Technology để tiến hành các hoạt động xây dựng và bảo trì trong nhiều dự án suốt gần tám năm qua ở Triều Tiên.
Như vậy, Huawei đang đối mặt với 2 cáo buộc mới gây chấn động liên quan tới các hoạt động có thể là bất hợp pháp tại Triều Tiên và Séc, làm gia tăng các hoài nghi về số phận của công ty này tại Mỹ và châu Âu.
An Bình
Tổng hợp
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn