Hai phi đội máy bay trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ với các máy bay thế hệ thứ 5 Lockheed Martin F-35C Joint Strike Fighter đã hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm của chúng trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN 72).
Phi đội máy bay tiêm kích VFA-125 và VFA-101 đã hoàn thành các cuộc cất cánh cả ngày và đêm, họ đã hạ cánh thành công khoảng 140 lần trên tàu sân bay hạt nhân này.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35C của Hải quân Mỹ.
“Thật tuyệt vời khi nhìn thấy máy bay F-35C nằm trong đội hình chiến đấu cùng với các máy bay khác". Chuẩn Đô đốc Dale Horan nhấn mạnh thêm: "Chúng tôi đã không làm được điều này trước đây. Từ trước đến nay tất cả các giai đoạn thử nghiệm chỉ được thực hiện bởi F-35”.
Không giống như thời gian trước với tiêm kích F-35C, thời gian gần đây nó được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu thực tế trên biển.
Những gì mà chúng thể hiện cho thấy, chúng bắt đầu đạt đến trạng thái chiến đấu hoàn hảo.
Để đạt được những kết quả này các phi công đã sử dụng hệ thống tiếp cận và hạ cánh chính xác mới (JPALS), đây là hệ thống hạ cánh an toàn trong mọi điều kiện thời tiết dựa trên cơ sở GPS.
Ngoài ra trên tàu sân bay cũng được trang bị thêm một hệ thống thông tin logic độc lập (ALIS) cho phép điều khiển, quản lý việc bảo dưỡng kỹ thuật, cấp nhiên liệu cũng như các kết hoạch bay của chúng...
Bỏ qua những hạn chế ban đầu, F-35C tạo ấn tượng mạnh khi vượt qua cuộc thử nghiệm lần này. Các phi công đã hoàn thành rất tốt các chuyến bay cùng với tiêm kích F-35C.
“Trung úy Nick Rezendes phi công lái máy bay Hornet liên tục trong 3 năm liền, một thành viên của phi đội bay VFA 101 nói rằng, ông mong muốn được tìm hiểu và tiếp cận máy bay mới, và bây giờ ông đã thực hiện các chuyến bay thành công với F-35C.
Ông cũng hy vọng rằng, ông sẽ được lái chúng trong thời gian tại ngũ”.
Vị Phó Đô đốc cũng tiết lộ thêm rằng, nhờ hệ thống radar mới, các cảm biến và trang bị mới trên F-35C, trong tương lai nó sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các hạm đội Hải quân.
Nó sẽ trở thành lực lượng chủ lực trong việc tiến hành các cuộc chiến tranh hiện đại chống lại đối thủ, đặc biệt là Nga và Trung Quốc.
“Mặc dù ban đầu nó gặp một số vấn đề nhưng bất kỳ dự án mới nào cũng có những khó khăn như thế quan trọng là chúng tôi đã khắc phục và vượt qua giai đoạn khó khăn. Đây là một chiếc máy bay tuyệt vời và rất có triển vọng, thật tuyệt khi biết được nó đang dần đạt trạng thái chiến đầu hoàn hảo”, ông Horan kết luận.
Chương trình phát triển dự án “Máy bay vàng” F-35 của Mỹ tạo ra 3 phiên bản khác nhau. Phiên bản F-35A là kiểu cất cánh và hạ cánh thông thường dự định trang bị cho Không lực Hoa Kỳ và không quân các nước khác. Phiên bản F-35B là phiên bản cất cánh và hạ cánh kiểu thẳng đứng.
Và cuối cùng phiên bản F-35C dành cho Hải quân có cánh lớn hơn và gấp được, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.
Diện tích cánh lớn hơn giúp gia tăng tầm bay và tải trọng, tầm bay đạt gấp đôi F/A-18C Hornet với nhiên liệu chứa bên trong, đạt đến mức tương đương với máy bay F/A-18E/F Super Hornet vốn nặng hơn nhiều.
Tác giả: Theo Chí Huy
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn