Vụ phóng tên lửa sáng 29/11 của Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
Truyền thông Triều Tiên tuần trước đã đăng một loạt hình ảnh về vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 được cho là tên lửa mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên.
Marco Langbroek, một chuyên gia về vũ trụ của Hà Lan cho biết, ông nhận thấy điểm khác lạ về những chòm sao trong các bức ảnh mà Triều Tiên công bố.
"Có điều gì đó rất kỳ lạ, để chụp các ngôi sao, các nhiếp ảnh gia sẽ phải phơi sáng lâu hơn để lấy thêm ánh sáng. Tuy nhiên, phơi sáng lâu có nghĩa ảnh chụp các chuyển động sẽ mờ hơn”, ông Langbroek cho biết.
Chuyên gia Langbroek xác định phương hướng của những bức ảnh dựa vào hình dạng các cột khói bốc lên từ động cơ tên lửa.
Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-15 vào nửa đêm 15/11. Tên lửa này được cho là đã bay xa 960km, bay cao 4.500km trước khi rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Thông thường, khi chụp ảnh tên lửa vào ban đêm, các nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng một khẩu độ mở rộng để bắt kịp chuyển động bay lên nhanh của tên lửa. Vì vậy các ngôi sao sẽ không hiện rõ nét trong ảnh, kể cả ở Triều Tiên, nơi được coi là ít ô nhiễm.
Cùng quan điểm này, Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Trung tâm nghiên cứu Harvard-Smithsonian, nhận định: “Những hình ảnh trông vẫn rất nét, tôi thấy có gì đó không đúng”.
Chuyên gia Langbroek chỉ ra, không phải tất cả các bức ảnh bị nghi có sự “chỉnh sửa”. Một bức ảnh tên lửa Hwasong-15 dựng đứng trước khi phóng cho thấy các ngôi sao ở phía xa cùng các hình ảnh mờ mờ ở góc dưới bên phải, dấu hiệu cho thấy hiện tượng phơi sáng lâu để chụp trời đêm.
Tác giả: Minh Phương
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn