Có khả năng tác chiến ở độ cao và tốc độ nhanh ấn tượng, trực thăng tấn công Ka-52 của Nga sản xuất được coi là đối thủ ngang tầm với Apache của Mỹ. Hệ thống tên lửa chống hạm của Ka-52 có tầm tấn công ấn tượng cùng với lớp giáp chịu được đạn 23mm. Dàn hỏa lực trên Ka-52 rất mạnh mẽ, không thua kém phiên bản tiền nhiệm Ka-50. (Ảnh: Business Insider)
AH-64 Apache là một trong những niềm tự hào của quân đội Mỹ khi nó được trang bị hàng loạt khí tài mạnh mẽ như tên lửa Hellfire “lửa địa ngục” 70mm, súng máy tự động 30mm. Khả năng dò tìm mục tiêu của AH-64 rất ấn tượng và nó có thể hoạt động linh hoạt khi tác chiến. Phiên bản mới nhất AH-64E Guardian được cải tiến, nâng cao hiệu quả chiến đấu đáng kể. (Ảnh: Business Insider)
Mi-28N Havoc được coi là phiên bản có thể hoạt động về đêm của Mi28. Trực thăng Havoc có thể mang tên lửa chống tăng có thể xuyên qua lớp giáp 1m. Ngoài ra, nó còn được trang bị tên lửa không dẫn đường 80mm, súng máy 23mm, 12,7mm hoặc 7,62mm, bom và một số hệ thống hỏa lực khác. (Ảnh: Wikipedia)
Eurocopter Tiger là sản phẩm trực thăng chiến đấu phát triển bởi Đức và Pháp. Trực thăng này có khả năng giảm thiểu tín hiệu radar, âm thanh phát ra nhằm tránh bị đối phương dò ra và tấn công. Ngoài ra, Tiger cũng có lớp giáp mạnh mẽ. Cùng với đó, nó được trang bị tên lửa không đối không, tên lửa chống tăng và hệ thống chống tên lửa đối phương. (Ảnh: Wikipedia)
Là phiên bản nâng cấp của chiếc A-129 từ Italy, T-129 của Thổ Nhĩ Kỳ có thể mang tên lửa chống tăng UMTAS, tên lửa Stinger. Súng máy của trực thăng kích thước nòng khá nhỏ, chỉ 20mm, nhưng có tầm tấn công khá ấn tượng. (Ảnh: Wikipedia)
Mi-24 sở hữu tên lửa chống tăng không quá uy lực so với đối thủ hiện tại, nhưng nó rất hiệu quả khi tấn công lực lượng bộ binh đối phương. Trong thực chiến, súng máy 30mm của Mi-24 có thể tiêu diệt gọn gàng đối phương, trong khi lớp giáp dày dặn giúp nó gần như “miễn nhiễm” với các loại hỏa lực đất đối không của bộ binh. Ngoài ra, Mi-24 của Nga sản xuất có thể trở thành trực thăng vận tải. (Ảnh: Wikipedia)
Bell AH-1Z Viper đã được Mỹ nâng cấp rất nhiều lần kể từ phiên bản gốc. Nó sở hữu tên lửa hellfire có thể tiêu diệt xe tăng đối thủ và chiến hạm, trong khi các súng máy 20mm có thể tấn công hiệu quả các phương tiện hạng nhẹ. Tên lửa Sidewinder cho phép Viper tấn công mục tiêu đối thủ từ khoảng cách đáng kể. (Ảnh: Quân đội Mỹ)
AH-2 Rooivalk là trực thăng của Nam Phi sử dụng công nghệ tàng hình, chống vũ khí tác chiến điện tử và hệ thống giáp uy lực có thể tạo nên lợi thế lớn trong tác chiến. Dàn hỏa lực trên trực thăng này bao gồm súng máy 20mm, tên lửa TOW, tên lửa chống tăng ZT-6 Mokopa. (Ảnh: Wikipedia)