Nhà lãnh đạo khởi xướng truyền thống mặc áo đồng phục mang dấu ấn của nước chủ nhà đăng cai Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Trong kỳ họp APEC 1994 tại Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên đã bắt đầu mặc đồng phục trong khi chụp ảnh lưu niệm chung. Trang phục của kỳ APEC 1994 là áo batik truyền thống của Indonesia. (Ảnh: Straitstimes)
Năm 1996, các nhà lãnh đạo APEC mặt trang phục truyền thống “barong tagalog” của nước chủ nhà Philippines. Bộ trang phục này có thiết kế đơn giản với áo sơ mi trắng không cà vạt. Bức ảnh lưu niệm được chụp tại vịnh Subic, phía tây thủ đô Manila. (Ảnh: AP)
Tại hội nghị APEC được tổ chức ở Canada năm 1997, các nhà lãnh đạo mặc áo khoác da đặc trưng của nước chủ nhà trong bức ảnh lưu niệm chụp bên ngoài Bảo tàng Nhân chủng học ở Vancouver. (Ảnh: Straitstimes)
Áo sơ mi batik với nhiều màu sắc mang dấu ấn đặc trưng của nước chủ nhà Malaysia tại kỳ họp APEC năm 1998. (Ảnh: Reuters)
Lãnh đạo các nước thành viên APEC mặc áo khoác đen khoác tay nhau chụp ảnh lưu niệm trong kỳ họp APEC ở New Zealand năm 1999. (Ảnh: Getty)
Năm 2000, trang phục truyền thống của các nhà lãnh đạo dự hội nghị APEC tại Brunei là áo sơ mi xanh nước biển với các hoạt tiết hoa văn được in thành nhiều màu khác nhau. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush mặc trang phục truyền thống bằng lụa của Trung Quốc khi dự hội nghị APEC ở Thượng Hải năm 2001. (Ảnh: AFP)
Áo guayabera màu trắng với 4 túi là trang phục truyền thống của nước chủ nhà Mexico khi đăng cai hội nghị APEC năm 2002. (Ảnh: Sydney Morning Herald).
Tại kỳ họp APEC năm 2003 ở Bangkok, Thái Lan, các nhà lãnh đạo thế giới đã cùng nhau khoác lên mình áo lụa với họa tiết hoa văn màu vàng. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Tổng thống Mỹ George Bush tươi cười khi mặc bộ chamanto truyền thống của nước chủ nhà Chile trong kỳ APEC năm 2004 (Ảnh: AFP)
Tại Busan, Hàn Quốc năm 2005, đại diện các nước thành viên APEC đã mặc bộ hanbok truyền thống của nước chủ nhà với nhiều màu sắc khác nhau. (Ảnh: Reuters)
Tại hội nghị APEC ở thủ đô Hà Nội năm 2006, các nhà lãnh đạo đã mặc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam. (Ảnh: AFP)
Năm 2007, đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC đã mặc áo Drizabone truyền thống vốn được thiết kế bằng vải chống thấm nước dành cho các thủy thủ ở Australia. (Ảnh: AFP)
Lãnh đạo các nước dự hội nghị APEC tại Lima năm 2008 đã mặc áo poncho truyền thống làm từ lông lạc đà, một sản phẩm may mặc nổi tiếng của Peru, khi chụp hình lưu niệm chung. (Ảnh: AFP)
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đứng cạnh Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị APEC năm 2009 ở Singapore. Các nhà lãnh đạo mặc trang phục có in họa tiết ở phần đuôi áo khi chụp ảnh lưu niệm chung. (Ảnh: Straitstimes)
Trang phục truyền thống từ vải endek của người Bali với màu sắc rực rỡ đã được chọn làm đồng phục cho các nhà lãnh đạo dự hội nghị APEC năm 2013 ở Indonesia. (Ảnh: SBS)
Là nước đăng cai APEC năm 2014, Trung Quốc đã chọn áo cổ tàu, trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn của quốc gia này, cho các nhà lãnh đạo thế giới. (Ảnh: Straitstimes)
Áo “barong tagalog” màu trắng tiếp tục trở thành trang phục truyền thống cho các nhà lãnh đạo khi Philippines đăng cai trở lại hội nghị APEC năm 2015. (Ảnh: Straitstimes)
Các nhà lãnh đạo khoác khăn choàng truyền thống dệt từ lông lạc đà của Peru khi tham dự hội nghị cấp cao APEC tại thủ đô Lima năm 2016. (Ảnh: Sputnik)