Về cơ bản Clean Boot và Safe Mode khá là giống nhau, thậm chí cùng thực hiện chức năng tương tự như nhau. Một cái cung cấp cho người dùng môi trường sạch để khởi động Windows và một cái cung cấp chế độ an toàn để người dùng truy cập và sửa lỗi.
Tuy nhiên Clean Boot và Safe Mode lại được sử dụng trong những tình huống, sửa lỗi các sự cố khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần biết lúc nào sử dụng Safe Boot và lúc nào sử dụng Safe Mode.
Nếu là người dùng Windows chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với Safe Mode. Safe Mode hoạt động bằng cách vô hiệu hóa hầu hết mọi thứ trên Windows trừ process core (quy trình cốt lõi) có Windows đang chạy.
Clean Boot chạy Windows không cần driver GPU, driver card âm thanh hoặc bất kỳ phần mềm thứ 3 nào cả. Thậm chí các dịch vụ (service) được tích hợp trên Windows như Search, Security Centre, Windows Update và Sticky Notes cũng không hoạt động.
Trái với những gì bạn nghĩ rằng bạn có thể chạy hầu hết các chương trình ở chế độ Safe Mode, nhưng thực tế thì chức năng này bị giới hạn. Để chạy các chương trình ở chế độ Safe Mode bạn cần chắc chắn rằng driver của chương trình đã được vô hiệu hóa. Chẳng hạn như chương trình Photoshop, khi bạn khởi động chương trình ở chế độ Safe Mode, trên màn hình bạn sẽ nhận được thông báo lỗi.
Safe Mode được sử dụng chủ yếu để cô lập các vấn đề, lỗi, máy chậm và treo, và các lỗi liên tục xảy ra trên máy tính Windows.
Có rất nhiều cách để khởi động máy tính Windows của bạn ở chế độ Safe Mode, cách đơn giản nhất là khi máy tính của bạn khởi động (trước khi logo Windows xuất hiện), nhấn phím F8. Sau đó trên màn hình Advanced Boot Options, sử dụng phím mũi tên để lựa chọn tùy chọn Safe Mode rồi nhấn Enter.
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm chi tiết và một số cách để khởi động máy tính Windows 10 / 8 / 7 ở chế độ Safe Mode tại đây.
Không giống như chế độ Safe Mode, Clean Boot không phải là tùy chọn “chính thức” của Windows mà chỉ là tùy chọn mà bạn có thể lựa chọn. Clean Boot bao gồm quá trình vô hiệu hóa tất cả các chương trình khởi động cùng Windows (startup programs) bằng tay và các dịch vụ bên thứ ba trong quá trình khởi động Windows.
Bạn có thể thực hiện Clean Boot nếu trong quá trình khởi động máy tính ngẫu nhiên xuất hiện lỗi hoặc nếu các chương trình trên máy tính bị treo và kèm theo thông báo lỗi.
Sau khi thực hiện Clean Boot, máy tính Windows của bạn sẽ hoạt động bình thường trở lại và bạn có thể kích hoạt lại từng chương trình và service mà bạn muốn khởi động cùng Windows.
Nếu lỗi xuất hiện lại một lần nữa trong quá trình kích hoạt lại chương trình và service, bạn có thể nhận biết được chương trình hoặc service nào là nguyên nhân gây ra lỗi và có thể khắc phục bằng cách gỡ bỏ cài đặt hoặc update chương trình, service đó.
Khi lỗi phần mềm hoặc các chương trình trên máy tính Windows bị treo.
Để thực hiện Clean Boot, bạn thực hiện các bước dưới đây:
Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập msconfig vào cửa sổ lệnh Run rồi nhấn Enter để mở cửa sổ System Configuration.
Trên cửa sổ System Configuration, click chọn Selective startup, sau đó bỏ tích mục Load startup items.
Tiếp theo click chọn tab Services, sau đó đánh tích chọn Hide all Microsoft services ở góc dưới cùng cửa sổ, tiếp theo click chọn Disable All để vô hiệu hóa tất cả các dịch vụ startup không phải của Microsoft. Click chọn OK sau đó tiến hành khởi động lại máy tính Windows của bạn.
Lúc này Windows sẽ khởi động vào Clean Boot, khi đó bạn có thể tìm, phát hiện các ứng dụng, chương trình hoặc phần mềm nào là "thủ phạm" gây ra lỗi và tìm cách khắc phục các vấn đề, sự cố mà bạn đang gặp phải.
Nếu muốn cấu hình Windows về trạng thái khởi động bình thường, bạn thực hiện các bước tương tự và trên cửa sổ System Configuration bạn chọn Normal Startup.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm cách thực hiện Clean Boot trên máy tính Windows 10 / 8 / 7 tại đây.
Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Dương Huyền (Theo Maketecheasier)
Nguồn tin: http://quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn