Lỗi màn hình xanh Blue Screen (hay còn được biết đến với tên gọi là lỗi màn hình xanh chết chóc - Blue Screen Of Death hoặc BSOD, hoặc lỗi “STOP error") là một trong những lỗi khó khắc phục nhất trên hệ điều hành Windows. Lí do là bởi vì lỗi BSOD thường xảy ra đột ngột, khi hệ thống bị treo và không có nguyên nhân rõ ràng (chẳng hạn như sau khi phần cứng hoặc phần mềm thau đổi hoặc khi bạn cố gắng mở một ứng dụng cụ thể nào đó).
Nguyên nhân gây lỗi BSOD thường là do sự cố phần cứng: bộ nhớ RAM bị lỗi, HDD hoặc VGA, nguồn cung cấp điện bị lỗi (PSU), hoặc thiết bị quá nóng. Trong một số trường hợp còn lại, nguyên nhân gây lỗi màn hình xanh có thể là do driver thiết bị bị lỗi hoặc bị sai hoặc do các phần mềm độc hại xâm nhập trái phép và tấn công hệ thống.
Vậy làm thế nào để khắc phục được lỗi BSOD trên Windows 10, 8.1. 8, 7 và Windows Vista. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Quản trị mạng.
Lưu ý quan trọng:
Trước khi tiến hành các bước để khắc phục lỗi BSOD, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
1. Ngắt toàn bộ kết nối các thiết bị kết nối từ bên ngoài hệ thống (chẳng hạn ổ USB, Flask Disk, máy in,...).
2. Hãy chắc chắn rằng bạn không thay đổi phần cứng hoặc phần mềm:
Nếu thời gian gần đây bạn thay đổi phần cứng trên máy tính của mình (chẳng hạn như bạn cấy thêm RAM nhiều hơn, hoặc thay đổi card VGA), hoặc bạn đã cài đặt một trình điều khiển thiết bị phần cứng mới hoặc một phần mềm mới (ví dụ như Antivirus), rất có thể đây là nguyên nhân gây ra lỗi màn hình xanh chết chóc BSOD.
3. Hãy chắc chắn rằng thiết bị, máy tính của bạn không bị quá nóng. Kiểm tra nhiệt độ phần cứng của hệ thống (CPU, bộ nhớ, GPU) là bình thường và không quá nóng.
Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng tiện ích CPUID HWMonitor. Nếu hệ thống của bạn quá nóng, sau đó bạn có thể vệ sinh máy tính của mình, làm sạch bụi bẩn bên trong để tránh nhiệt độ cao và các vấn đề hệ điều hành hoạt động.
4. Đảm bảo rằng bộ nhớ RAM và HDD (ổ cứng) của bạn “ổn định”: Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây lỗi màn hình xanh chết chóc BSOD có thể là do bộ nhớ RAM hoặc ổ đĩa cứng bị lỗi. Do đó bạn nên tiến hành chẩn đoán bộ nhớ hệ thống (RAM) và ổ đĩa cứng để khắc phục lỗi.
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm các bước làm thế nào để kiểm tra và phát hiện các sự cố RAM và phần cứng trên máy tính Windows của mình tại đây.
Trước khi thực hiện các bước tiếp theo, hãy chắc chắn rằng máy tính của bạn đã được "dọn sạch" 100%, không còn bất kỳ dấu vết nào của các chương trình độc hại như rootkit, malware và virus.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số phần mềm, chương trình diệt virus hiệu quả nhất cho máy tính Windows tại đây.
Sau khi đã loại bỏ toàn bộ dấu vết của virus ra khỏi hệ thống, thử khởi động Windows bình thường xem lỗi BSOD còn xuất hiện hay không. Nếu lỗi vẫn còn, thực hiện các bước tiếp theo dưới đây.
Giải pháp tiếp theo để khắc phục lỗi BSOD là vô hiệu hóa toàn bộ service (dịch vụ) không phải Microsoft đang chạy tự động cùng Windows startup. Để làm được điều này:
1. Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.
2. Trên cửa sổ lệnh Run bạn nhập msconfig vào đó rồi nhấn Enter để mở cửa sổ tiện ích System Configuration.
3. Trên cửa sổ System Configuration, tại tab Services đánh tích chọn khung Hide all Microsoft services.
4. Click chọn nút Disable All để vô hiệu hóa tất cả các service (dịch vụ) không phải Microsoft đang chạy trên Windows Startup.
5. Click chọn OK để áp dụng thay đổi rồi khởi động máy tính của bạn bình thường.
6. Sau khi máy tính khởi động xong:
- Nếu máy tính của bạn hoạt động bình thường trở lại và không còn xuất hiện lỗi BSOD, khi đó bạn mở lại cửa sổ System Configuration một lần nữa và kích hoạt từng service (dịch vụ) một mà bạn đã vô hiệu hóa. Sau đó tìm ra đâu là service gây ra lỗi màn hình xanh BSOD.
- Nếu lỗi BSOD vẫn còn, thực hiện tiếp theo các bước dưới đây.
Giải pháp tiếp theo là chạy công cụ System File Checker (SFC) để sửa chữa các tập tin và service (dịch vụ) bị lỗi trên hệ thống. Để làm được điều này:
1. Mở Command Prompt dưới quyền Admin.
Để làm được điều này:
- Trên Windows 7 và Windows Vista: Truy cập Start => All Programs => Accessories. Tìm và kích chuột phải vào Command Prompt rồi chọn Run as administrator.
- Trên Windows 10, 8.1 và Windows 8: Kích chuột phải vào nút Start, sau đó chọn Comamnd Prompt (Admin).
2. Trên cửa sổ Command Prompt, nhập câu lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:
SFC /SCANNOW
3. Chờ và không được sử dụng máy tính của bạn cho đến khi công cụ SFC tool kiểm tra và khắc phục các tập tin hệ thống và service (dịch vụ) bị lỗi.
4. Khi quá trình kết thúc, tiến hành khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem lỗi BSOD còn hay không.
Nếu lỗi vẫn còn, thực hiện các bước tiếp theo dưới đây.
Tiến hành gỡ bỏ cài đặt và cài đặt lại các driver quan trọng của thiết bị để tìm ra đâu là drivrer gây lỗi BSOD. Trong một số trường hợp nguyên nhân gây lỗi BSOD có thể là do driver trên thiết bị. Dưới đây là 3 driver được xem là nguyên nhân gây ra lỗi BSOD:
1. Display Adapter Driver
2. Wireless Adapter Driver
3. Ethernet Adapter Driver
Để làm được điều này:
1. Tiến hành gỡ bỏ driver đầu tiên trên thiết bị của bạn (driver nằm trên danh sách ở trên).
2. Khởi động lại máy tính của bạn.
3. Tải phiên bản driver mới nhất từ trang web nhà sản xuất.
4. Khởi động lại máy tính của bạn một lần nữa.
5. Sau khi máy tính khởi động xong, kiểm tra xem máy tính của bạn đã hoạt động bình thường hay chưa, còn xuất hiện lỗi BSOD hay không. Nếu lỗi vẫn còn, thực hiện các bước tương tự với 2 driver còn lại.
Lưu ý:
Trong một số trường hợp, đặc biệt là Video Cards, tốt hơn hết bạn nên tải phiên bản cũ hơn và driver sẽ ổn định hơn trên ổ đĩa cứng.
Giải pháp tiếp theo là gỡ bỏ bất kỳ phần mềm bảo mật hay phần mềm diệt virus nào mà bạn đã tải và cài đặt trên hệ thống. Trong trường hợp nếu sử dụng Microsoft Security Essentials (Windows 7 hoặc Windows Vista) hoặc Windows Defender (trên Windows 10 và Windows 8) làm chương trình diệt virus trên hệ thống, khi đó bạn sẽ phải ngăn chặn các dịch vụ (service) tương ứng trên Windows Startup bằng cách sử dụng Registry. Để làm được điều này:
1. Khởi động máy tính Windows của bạn ở chế độ Safe Mode.
Bạn đọc có thể tham khảo một số cách để khởi động máy tính Windows của mình ở chế độ Safe Mode tại đây.
2. Tiếp theo nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.
3. Trên cửa sổ lệnh Run, nhập regedit vào đó rồi nhấn Enter hoặc click chọn OK để mở cửa sổ Windows Registry Editor.
4. Trên cửa sổ Windows Registry Editor điều hướng theo key dưới đây để mở chương trình diệt virus mà bạn sử dụng:
- Microsoft Essentials:
HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\MsMpSvc
- Windows Defender:
HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\WinDefend
5. Ở khung bên phải, tìm và kích đúp chuột để mở value Start.
6. Đánh tích chọn Decimal và thay đổi giá trị trong khung Value Data từ 2 thành 4 rồi click chọn OK.
* Giá trị Service State:
0 = Boot
1 = System
2 = Automatic
3 = Manual
4 = Disabled
7. Khởi động lại máy tính của bạn một lần nữa và đăng nhập Windows bình thường.
- Nếu máy tính của bạn hoạt động bình thường trở lại và không còn xuất hiện lỗi BSOD, khi đó bạn tiến hành tải và cài đặt lại chương trình, phần mềm diệt virus một lần nữa để sử dụng.
- Nếu lỗi BSOD vẫn còn, thực hiện tiếp theo các bước dưới đây.
Trong một số trường hợp lỗi màn hình xanh BSOD xuất hiện ngay sau khi cập nhật Windows hoặc sau khi tự động cập nhật driver phần cứng. Khi đó để khắc phục lỗi BSOD, giải pháp dành cho bạn là khôi phục hệ thống về phiên bản trước đó. Để làm được điều này:
1. Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.
2. Trên cửa sổ lệnh Run bạn nhập rstrui (hoặc rstrui.exe) vào đó rồi nhấn Enter hoặc click chọn OK để mở tiện ích System Restore.
3. Trên màn hình đầu tiên bạn click chọn Next.
4. Lựa chọn điểm khôi phục đề xuất hoặc đánh tích chọn Show more restore points để chọn điểm khôi phục khác cũ hơn rồi click chọn Next.
5. Thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình và chờ Windows khôi phục lại máy tính của bạn.
6. Sau khi quá trình khôi phục kết thúc, tiến hành khởi động lại hệ thống của bạn.
7. Nếu quá trình System Restore thành công, lỗi BSOD cũng sẽ biến mất.
3. Một số giải pháp khác
1. Cài đặt tất cả phiên bản Windows Upadte quan trọng.
2. Cài đặt phiên bản driver mới nhất cho tất cả thiết bị ngoại vi (máy in, máy scan,...).
3. Sao lưu các tập tin và thực hiện cài đặt mới Windows.
Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Dương Huyền (Theo Wintips)
Nguồn tin: http://quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn