Nếu bạn đã từng phải cố gắng dual boot cho hệ thống Windows của mình bằng Linux, thì rất có thể hệ thống bạn đã gặp phải một số thay đổi không đáng có. Khi cài đặt Linux trong môi trường này, GRUB bootloader sẽ ghi đè lên Windows bootloader trong Master Boot Record (MBR).
Điều này cũng đúng trong trường hợp ngược lại: Nếu bạn đã cài đặt Linux trước và sau đó quyết định cài đặt Windows, thì khi đó bootloader của Windows sẽ ghi đè lên bootloader của GRUB và sẽ không có cách nào để khởi động máy tính Linux của bạn được nữa. Hoặc có lẽ bạn đã quyết định không dùng Linux nữa và muốn loại bỏ nó hoàn toàn, chỉ để lại Windows.
Bất kỳ kịch trường hợp nào nêu trên đều có thể gây rắc rối cho những người mới gặp phải chúng, nhưng với một chút kiên nhẫn và cẩn thận, bạn sẽ có nhiều cách để khôi phục lại bootloader, và qua đó sửa chữa MBR.
Bước đầu tiên sẽ là tải xuống và tạo đĩa CD hoặc USB có chứa săn hệ điều hành (live USB, live CD) trên Linux của bạn. Ubuntu là một nền tảng dễ sử dụng và dễ tiếp cận nhất, mặc dù hầu hết các phiên bản Linux đều có thể sử dụng được cho việc này. Sau đó, bạn sử dụng một máy tính khác, truy cập vào trang web của Ubuntu và tải xuống bản sao phù hợp với cấu hình hệ thống của bạn. Nếu không nắm rõ, hãy tải về phiên bản 32 bit, phiên bản này sử dụng được trên bất kỳ hệ thống nào.
Bước tiếp theo là boot máy tính của bạn vào Ubuntu thông qua BIOS và chọn “Try Ubuntu without installing” từ menu. Nếu không thành công, hãy đảm bảo rằng secure boot đã được DISABLED trong BIOS, nếu không hệ thống của bạn sẽ không bao giờ boot vào GRUB loader để cho phép lựa chọn Linux.
Sau khi desktop đã khởi động, bạn sẽ cần phải mở Terminal (có thể tìm thấy trong menu Applications).
Lưu ý: tại thời điểm này, chú ý rằng bạn đang xử lý trực tiếp trên đĩa cứng của mình, hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, nếu không toàn bộ hệ thống của bạn có thể sẽ trở lên không ổn định, lỗi hoặc tệ hơn là bị hỏng.
Cho đến thời điểm hiện tại, cách cách đơn giản nhất để sửa MBR là sử dụng một tiện ích nhỏ gọi là "boot-repair" thay vì làm việc trực tiếp trong Terminal.
Trước tiên, bạn sẽ cần add thêm kho lưu trữ. Gõ lệnh sau:
sudo add-apt-repository ppa:yannubuntu/boot-repair
sudo apt update
sudo apt install boot-loader
Sau khi cài đặt thành công, hãy click vào biểu tượng Boot Repair trong menu ứng dụng của bạn để bắt đầu.
Sau khi tiện ích đã được khởi động, hãy chọn kiểu sửa chữa. Đối với đa số người dùng, kiểu sửa chữa dưới đây sẽ là kiểu sửa chữa được khuyến nghị:
Sau khi chọn xong kiểu sửa chữa, bạn có thể tiến hành boot hệ thống bằng cách chọn Windows hoặc Linux từ menu GRUB. Tiện ích này cũng sẽ cho phép bạn thay đổi hoặc kiểm tra một số tùy chọn khác ở trên nếu bạn cần boot repair một cách phức tạp hơn. Để sử dụng tab MBR, bạn nhấp vào "Restore MBR".
Đây là nâng phương pháp cao hơn một chút, đòi bạn làm việc trực tiếp với Terminal. Nếu bạn không thực sự tự tin thì hãy làm theo phương pháp đầu tiên.
Mở một terminal và gõ lệnh sau:
sudo apt-get install syslinux
Sau khi lệnh chạy xong, tiếp tục gõ như sau, chú ý thay đổi tên ổ đĩa "sda" khi cần thiết:
sudo dd if=/usr/lib/syslinux/mbr.bin of=/dev/sda
Ngoài ra, bạn cũng có thể khôi phục MBR bằng cách nhập lệnh dưới đây:
sudo apt-get install mbr
sudo install-mbr -i n -p D -t 0 /dev/sda
Tiến hành boot đĩa live CD hoặc live USB đã đề cập phía trên, và nhập lệnh sau trong terminal:
sudo apt-get install lilo
sudo lilo -M /dev/sda mbr
trong đó "/ dev / sda" là tên ổ đĩa của bạn.
MBR rất dễ bị ghi đè khi bạn tiến hành dual boot Windows và Linux. Các bước trên sẽ giúp bạn khôi phục MBR của mình. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Nguồn tin: quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn