Xem TV 8K: Mắt nhìn nhưng bộ não mới "nhìn thấy"

Thứ hai - 14/01/2019 16:20
Tại Triển lãm CES 2019 vừa diễn ra, TV 8K là nhân vật chính trong hầu hết các màn trình diễn của các ông lớn trên thế giới. Từ Samsung, Sony, LG cho đến các tên tuổi mới nổi, như TCL.. cũng đều giới thiệu dòng TV 8K của riêng mình.

Trong khuôn khổ Triển lãm CES 2019, Tiến sỹ, Bác sĩ y khoa tại trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc Kyoung Min Lee đã có một bài thuyết trình về nghiên cứu của mình với TV 8K.

Nghiên của Tiến sỹ từ đại học Seoul đứng góc độ khoa học sinh học về độ phân giải 8K trong việc giúp chúng ta cảm nhận hình ảnh như thật, không chỉ là tác động về nhãn quang mà còn là bộ não trong việc xử lý hình ảnh.

Xem TV 8K: Mắt nhìn nhưng bộ não mới

TV 8K trở thành sản phẩm chủ đạo tại Triển lãm CES 2019.

Theo Tiến sỹ Kyoung Min Lee, ngay cả khi màn hình TV vượt cả khả năng cảm nhận của võng mạc thì trí não của con người vẫn có thể nhận thức được độ sâu và ghi nhận cảm xúc nhanh hơn.

Nghiên cứu này được thực hiện ngay sau khi Samsung ra mắt thế hệ TV 8K đầu tiên tại Triển lãm IFA 2018 ở Berlin, Đức.

TV 8K có độ phân giải cao gấp 4 lần so với TV 4K. Khi độ phân giải màn hình lớn hơn thì hình ảnh trên TV được hiển thị chi tiết hơn và con người sẽ nhận thức được độ sâu hơn nhờ não.

Xem TV 8K: Mắt nhìn nhưng bộ não mới

Bộ não "nhìn thấy" trên màn hình TV 8K.

Nghiên cứu của vị Tiến sỹ này cho thấy thực tế bộ não của con người có thể thu nhập được độ sâu của hình ảnh khi màn hình có độ phân giải lớn hơn. Bộ não nhận thức độ sâu dựa trên các tín hiệu võng mạc. Hay nói cách khác, mắt của chúng ta nhìn nhưng trí não mới thực sự "nhìn thấy", ông Lee nhấn mạnh. "Khi xem trên màn hình độ phân giải siêu lớn, như TV 8K thì bộ não sẽ phải làm việc ít hơn.

Tiến sỹ Lee cho rằng xem ở màn hình độ phân giải thấp hơn với nhiều hình ảnh nhân tạo và bị biến dạng sẽ khiến cho bộ não phải hoạt động tối đa để lọc độ nhiễu nhằm tạo cảm giác cho hình ảnh hiển thị.

Xem TV 8K: Mắt nhìn nhưng bộ não mới

Tiến sỹ, Bác sĩ y khoa tại trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc Kyoung Min Lee.


"Đó là lý do chúng ta cảm thấy mệt mỏi sau khi xem những hình ảnh độ phân giải thấp trong một thời gian dài", Tiến Sỹ Lee nói.

"Với TV 8K, bộ não con người sẽ có thể dành nhiều năng lượng hơn cho nội dung câu chuyện, và thưởng thức, trải nghiệm thay vì phải lọc độ nhiễu".

TS Lee cho rằng bộ não cần thông tin để ghi nhận cảm xúc trên khuôn mặt con người trên màn hình nhưng nhiệm vụ này sẽ dễ dàng hơn khi nhanh chóng được xử lý trên màn hình 8K.

"Cách bộ não làm việc không chỉ giới hạn ở độ phân giải của màn hình. Thực tế, mắt của con người không thể nhận thấy sự khác biệt của TV 8K hay hơn thế , nhưng bộ não có năng lực nhiều hơn thế, có thể nhận diện và thu nhận chiều sâu của hình ảnh cũng như thông tin của mình ảnh đó", TS Lee nhấn mạnh.

"Không có giới hạn nào về độ phân giải mầ chúng ta nên hướng tới", ông Lee nói. "Chúng ta cần nghĩ tới TV 16K hoặc 32K và hơn thế nữa".

Tác giả: Khôi Linh

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây