Ảnh bị làm mờ, dù vô tình hay hữu ý, đều mang đến những sự khó chịu nhất định cho người xem.
Một nhóm gồm các chuyên gia máy tính đến từ Đại học Duke (Mỹ) dường như cũng có chung suy nghĩ này, và họ đã quyết định tạo ra một công cụ chỉnh sửa ảnh dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) với tên gọi PULSE (Photo Upsampling via Latent Space Exploration).
Trước đây, các phương pháp chỉnh sửa ảnh có thể chia tỷ lệ hình ảnh của khuôn mặt lên gấp tám lần độ phân giải ban đầu của nó. Nhưng nhóm của Đại học Duke đã tìm ra cách để lấy một số phân tử ảnh và tạo ra những khuôn mặt trông giống thật với độ phân giải lên tới 64 lần.
Để thực hiện điều này, PULSE sẽ phân tích và tạo các chi tiết như mắt, mũi, miệng... chỉ trong vài giây để làm sao khi nén xuống cùng kích cỡ và độ phân giải của ảnh gốc thì các điểm ảnh giống với ảnh gốc nhất.
Nhờ đó, những bức ảnh chân dung (mặt người) bị làm mờ nếu chạy qua công cụ này sẽ có thể biến thành những tấm ảnh mới ở độ phân giải HD tương đối chính xác.
Tính năng này khiến chúng ta nhớ đến công nghệ được áp dụng trên một số dòng TV cao cấp, có khả năng biến nguồn phát thông thường trở thành định dạng 8K vô cùng sắc nét.
Hiện tại, mô hình PULSE mới chỉ được sử dụng để phân tích ảnh chân dung con người. Tuy nhiên trong tương lai, khi đã được hoạt thiện và bổ sung thêm dữ liệu đào tạo, thuật toán siêu phân giải này có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như ảnh phong cảnh, ảnh vệ tinh, và nhiều lĩnh vực khác.
Nguyễn Nguyễn
Theo Duke.edu
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn