Tranh cãi chuyện trí tuệ nhân tạo cũng cần "đi ngủ"

Thứ bảy - 13/06/2020 23:23
(Dân trí) - Trí tuệ nhân tạo được xây dựng dựa trên mô hình của mạng lưới nơ-ron thần kinh, từ đó không chỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và làm việc như người, mà thậm chí biết còn cần phải "đi ngủ". >> >> >>
Tranh cãi chuyện trí tuệ nhân tạo cũng cần

Tờ Scitechdaily mới đây trích dẫn một nghiên cứu mới tới từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, cho rằng AI (trí tuệ nhân tạo) cũng cần tương tự với cách não bộ chúng ta cần giấc ngủ để duy trì hoạt động.

Đây rõ ràng là một điều hết sức lạ lùng, vì trước đây chúng ta chưa từng được nghe nói tới việc hệ thống tính toán trên không gian số phải ngừng hoạt động vì lý do cần được "nghỉ ngơi".

“Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ các mạng lưới nơ-ron thần kinh, cũng như cách não bộ chúng ta hoạt động”, Yijing Watkins - một nhà khoa học trong dự án cho hay.

“Chúng tôi khá hứng thú với khía cạnh huấn luyện một bộ xử lý máy tính hoạt động như não người, cho nó học theo cách những bộ não sống khác thu nhận thông tin trong thời kỳ phát triển”.

Tranh cãi chuyện trí tuệ nhân tạo cũng cần

Một số người khi đọc thấy thông tin này cũng cảm thấy vô cùng băn khoăn, khó hiểu, ngay cả với những người có kiến thức sâu rộng về AI.

Để tìm ra kết quả, các nhà khoa học đã thử nghiệm, so sánh, và đưa ra kết luận rằng các hệ thống AI giá lập mạng nơ-ron sẽ trở nên bất ổn sau một thời gian tự học kéo dài, cũng giống như khi chúng ta thức để làm việc quá lâu mà không có sự nghỉ ngơi.

Trái lại, khi đặt chúng trong trạng thái tương tự, nhưng hướng tới trải nghiệm giấc ngủ, thì hệ thống đã hoạt động ổn định hơn đáng kể.

“Tuy nhiên, phần lớn các hệ thống machine learning, deep learning, và các nhà nghiên cứu AI không gặp vấn đề này, bởi lẽ những hệ thống nhân tạo đó đều được tận dụng kết quả của các phép toán chính xác có được trong quá trình nghiên cứu”, Nhà khoa học máy tính trấn an người dùng.

Phát hiện này được tìm ra trong giai đoạn nhóm nghiên cứu đang phát triển một mạng thần kinh nhân tạo, cho nó học cách nhìn nhận thế giới giống não bộ của động vật. Sau đó, họ ngay lập tức gặp khó khăn trong việc ổn định mạng nơ-ron ảo trong việc tiếp nhận kiến thức.

Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng máy móc cần được trải nghiệm cảm giác ngủ bằng một loạt âm thanh khác nhau, có thể nhắc đến tiếng rè rè mỗi khi bạn chỉnh chiếc radio, giúp nó đạt được giấc ngủ ngắn vừa đủ để đảm bảo hiệu suất.

Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng thuật toán ngủ này lên chip Loihi, một loại chip máy tính hoạt động tương tự não người của Intel. Họ mong ứng dụng mới sẽ cho phép Loihi được “chợp mắt” bằng những giấc ngắn, cho phép việc xử lý thông tin nhận về từ các quan sát được ổn định hơn.

Nguyễn Nguyễn

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây