Organic là một trong những chủ đề mang tính thế kỷ của loài người. Tuy nhiên, rất nhiều người đang nghĩ rằng khái niệm organic chỉ gói gọn trong lĩnh vực thực phẩm hay thời trang, để rồi quên đi vai trò của organic trong những lĩnh vực “khô khan” hơn như là năng lượng, chiếu sáng hay công nghệ mới.
Thành công của TV OLED trong nhiều năm trở lại đây phần nào giúp cho khái niệm organic trở về đúng nghĩa nguyên thuỷ của nó, chất liệu hữu cơ góp phần làm cho cuộc sống của con người trở nên xanh và lành mạnh. Chính nhờ công nghệ Organic LED, năm 2019, tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES, TV OLED của LG đã được trao giải thưởng Thiết kế Sinh thái và Bền vững, nhằm vinh danh các vật liệu thân thiện với môi trường và sức khoẻ người dùng. Ngoài ra, Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cũng xác nhận TV OLED của LG không sử dụng các chất độc hại như thuỷ ngân, nhựa PVC, BFR...
TV OLED thân thiện hơn với cuộc sống
Từ thuở sơ khai, làm chủ ánh sáng là giấc mơ của loài người, và nó được hiện thực hoá từ việc tìm ra lửa, cho tới cuộc cách mạng điện năng và sự xuất hiện của chất bán dẫn phát quang vô cơ LED.
Ngày nay, khi công nghệ phát triển, con người không còn mơ ước tạo ra ánh sáng nữa, mà tìm cách tạo ra những thứ ánh sáng “sạch sẽ” và nguyên thuỷ hơn. Công nghệ OLED ra đời để giải quyết tất cả, và tạo nên một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp chiếu sáng nói chung và ngành công nghiệp TV nói riêng.
OLED hay Organic LED, là từ viết tắt của Organic Light-Emitting Eiode (Điốt phát sáng hữu cơ). Có cơ chế hoạt động tương tự như LED truyền thống, nhưng sự khác biệt của OLED nằm ở vật liệu hữu cơ polymer rất linh hoạt và thân thiện với sự sống.
Những chiếc TV OLED hiện nay có thể hoạt động mà không cần tới hệ thống đèn nền LED nặng nề, bởi các điểm ảnh organic của TV OLED có thể tự phát sáng và tắt mở độc lập. Điều này giống như việc bạn cầm một tờ giấy, trên đó có hàng triệu chú đom đóm tự phát sáng và tạo ra màu sắc.
Không chỉ vượt trội về khả năng phát sáng và chất lượng hiển thị, công nghệ OLED còn cho phép các nhà sản xuất tạo ra những chiếc TV mỏng chỉ vài milimet, TV cuộn, TV dán tường, TV trong suốt hay TV 2 mặt… điều mà công nghệ 50 năm tuổi như LED có mơ cũng không thể làm được.
Ngoài ra, công nghệ phát quang hữu cơ OLED cũng hứa hẹn sẽ giúp cho các nhà sản xuất hạn chế được ánh sáng xanh phát ra từ đèn LED, là nguồn gây hại tới sức khỏe thị giác của người sử dụng. Theo nghiên cứu của LG, TV sử dụng đèn nền LED có thể phát ra ánh sáng xanh nhiều gấp 3,1 lần so với TV OLED.
Rất nhiều hãng TV đang dần thay thế công nghệ LCD LED sang OLED. Trong đó, LG đang là nhà sản xuất tấm nền OLED duy nhất và lớn nhất thế giới, cung cấp cho hơn 15 hãng TV khác, bao gồm cả những tên tuổi có “số má” trong ngành công nghiệp TV như Sony, Panasonic, Philips, Bang & Olufsen...
TV OLED có chất lượng hình ảnh tốt nhất
Chỉ cần lướt qua Wikipedia hay bất kỳ trang công nghệ uy tín nào trên thế giới như CNET, Forbes, Rtings… bạn có thể thể tìm ra được hàng tá những ưu thế vượt trội của TV OLED so với TV LED. Trong đó, đáng chú ý nhất là màu đen tuyệt đối, độ tương phản vô tận và màu sắc chính xác.
Trong bảng xếp hạng của CNET và Rtings, 2 tạp chí được xem là “kim chỉ nam” cho giới công nghệ nghe nhìn, TV OLED của LG thống trị những vị trí dẫn đầu cho TV tốt nhất thế giới trong suốt nhiều năm qua.
Theo CNET, OLED là công nghệ duy nhất hiện nay giúp tạo ra màu đen tuyệt đối và độ tương phản vô hạn cho màn hình TV. Công nghệ LCD với đèn nền LED không thể làm được điều đó, thậm chí, ngay cả những tấm nền LCD tốt nhất hiện nay cũng không thể chặn hết ánh sáng đi ra từ đèn nền LED, làm cho màu đen của chúng bị nhạt và độ tương phản giới hạn.
Với TV OLED, các điểm ảnh organic có thể tự phát sáng và tắt mở độc lập với nhau. Nếu muốn điều chỉnh độ sáng của điểm ảnh organic chỉ cần tăng giảm điện áp cho nó, hoặc muốn tạo ra màu đen thì “cúp điện” ngay điểm ảnh đó.
Một lợi ích được đánh giá cao của công nghệ OLED đó là rất tiết kiệm điện do không cần sử dụng tới đèn nền LED. Trong khi TV LCD muốn hiển thị thì phải sử dụng một hệ thống đèn LED khổng lồ ở dưới màn hình, luôn sáng và rất tốn điện.
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn