Sau cuốn "sổ cái công cộng", tiền ảo, dân công nghệ còn làm gì nữa?

Thứ tư - 24/01/2018 05:43
Thế giới đã từng chứng kiến sự “thoái trào” của những đĩa CD, băng từ, điện thoại bàn và hàng loạt các phương tiện đã-từng-thức-thời khi đối mặt với xu hướng số hóa và sự phát triển chóng mặt của công nghệ. Vậy thì “tiền mặt” có phải là thứ tiếp theo phải “vào kho”?

Fintech - làn sóng mới ngày càng dâng cao

Sau cuốn

Hội thảo “Fintech – The next big thing” do công ty công nghệ VNG tổ chức ngày 20/1/2018 vừa qua tại trường Đại học Bách Khoa TPHCM đã thu hút hàng trăm sinh viên khối ngành CNTT trong địa bàn thành phố đến để hiểu sâu hơn về xu hướng và tìm kiếm cơ hội việc làm hấp dẫn nhằm đón đầu làn sóng Fintech tại Việt Nam.

Một số đại biểu cho rằng, lợi thế về sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật, các loại tiền số hay tiền điện tử (digital/ electronic currency), tiền ảo (virtual currency) và tiền thuật toán (crytocurrency) lần lượt ra đời, đáp ứng các nhu cầu giao dịch hiện đại mà thẻ tín dụng hay tiền mặt không thuận tiện để sử dụng. Từ đó, khái niệm Fintech ra đời để chỉ sự kết hợp giữa công nghệ và ngành tài chính và đang dần trở nên vô cùng phổ biến.

Một đại diện được quan tâm nhất hiện nay của fintech có thể nhắc đến là “blockchain” - cuốn “sổ cái công cộng” hay bitcoin, loại tiền ảo đang tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới. Tất cả những đại diện đó của fintech đã góp phần làm dấy lên một làn sóng đang phát triển và tác động mạnh mẽ đến xã hội mang tên “xu hướng xã hội không tiền mặt”.

Tuy vẫn còn chưa rõ rệt ở Việt Nam, nhưng điều này đã trở nên rất phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc... Lượng thanh toán di dộng tại Trung Quốc tăng hơn gấp đôi vào năm 2016, đạt mức 5 nghìn tỷ USD. Trong ba tháng đầu năm 2017, giao dịch sử dụng ứng dụng thanh toán di động chiếm chiếm 40% lượng tiền lưu hành trên thị trường.

Thanh toán không tiền mặt tại các nước khác đã trở thành một xu hướng được ưa chuộng đến mức khiến cho việc thanh toán bằng thẻ tín dụng hay tiền mặt trở nên “lỗi mốt”. Hầu hết các cửa hàng, dịch vụ giải trí, ăn uống từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn đường phố đều hỗ trợ thanh toán qua QR code. Ngay cả đến các dịch vụ cộng đồng như xe bus, viện bảo tàng, công viên đều dùng QR code. Mọi thanh toán chỉ cần đến một chiếc smartphone.

Dân công nghệ tại Việt Nam cần làm gì để không bị “lạc hậu”

Tuy bitcoin đang thu hút nhiều sự quan tâm nhất nhưng dân công nghệ dần nhìn ra được những bất cập trong việc đầu tư vào các loại tiền ảo để kiếm lợi. Theo thống kê mới đây của ngành viễn thông và công nghệ thông tin, Việt Nam với quy mô dân số trẻ là một trong những nước dẫn đầu về sử dụng điện thoại thông minh kết nối mạng. Đây là điều kiện thuận lợi để hoạt động thanh toán trên thiết bị di động (mobile payment) tạo bước đột phá giúp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện ở Việt Nam.

Nói về việc đón nhận làn sóng Fintech, ông Nguyễn Hoài An – Giám đốc Sản phẩm ZaloPay chia sẻ tại sự kiện “Fintech – The next big thing” rằng: “Fintech hay cụ thể hơn là các ứng dụng thanh toán đang trở nên thông dụng, gần như không thể thiếu bên cạnh việc sử dụng điện thoại tại các nước khác và sắp tới đây là ngay tại Việt Nam . Các bạn sinh viên công nghệ hiện nay có 2 sự lựa chọn, một là chứng kiến những sự thay đổi này diễn ra, và hai là sẵn sàng tham gia để cùng làm nên những sự thay đổi đó.”

Do đó, đại diện khác của Fintech là việc các ứng dụng thanh toán dự đoán sẽ nổ rộ trong vòng 3-5 năm tới là điều các tài năng trong ngành công nghệ thông tin cần lưu tâm để đón đầu xu hướng ngay từ bây giờ.

Tác giả: Gia Hưng

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây